Xác định các nội dung cần đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 27 - 29)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Xác định các nội dung cần đào tạo

Xác định kiến thức cần đào tạo chính là xác định các ngành học, môn học, bậc học và kết cấu chƣơng trình đào tạo phù hợp với mục tiêu cần đạt nói trên. Vì vậy, ứng với từng mục tiêu nhất định sẽ cần có những loại kiến thức nhất định. Trách nhiệm của nhà quản lý là xem xét và chuyển đổi các mục tiêu cụ thể của từng loại nhân lực cần đào tạo thành những yêu cầu nhất định về kiến thức cần có của ngƣời lao động để họ bổ sung trong tƣơng lai. Chất lƣợng và mục tiêu của đào tạo bị ảnh hƣởng rất lớn bởi nội dung chƣơng trình đào tạo, tức là khối lƣợng kiến thức đào tạo. Do đó, doanh nghiệp phải xác định kiến thức đào tạo trƣớc khi tiến hành quá trình đào tạo, vì nếu không học viên sẽ tự lựa chọn theo ngành nghề mình thích mà không theo mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Việc xác định kiến thức đào tạo phải căn cứ vào mục tiêu cần đào tạo, căn cứ vào thực trạng kiến thức đã có của ngƣời học để xác định phần kiến

thức cần bổ sung cho đối tƣợng đƣợc đào tạo. Khi xác định kiến thức cần đào tạo không chỉ xuất phát từ yêu cầu hiện tại mà cần xuất phát từ yêu cầu trong tƣơng lai để đón đầu các nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Tùy thuộc vào mục tiêu mà kiến thức đào tạo phải đƣợc thiết kế phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau.

Đối với lao động trực tiếp, nội dung mà tổ chức cần đào tạo cho học viên là định hƣớng công việc và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo định hƣớng công việc sẽ giúp cho nhân viên tìm hiểu về văn hóa, phong cách làm việc của đơn vị và mau chóng thích nghi với công việc. Nội dung của đào tạo này sẽ giáo dục cho nhân viên lòng tự hào về truyền thống của đơn vị và tạo dựng văn hóa tổ chức và hình ảnh của đơn vị mình. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sẽ cung cấp cho nhân viên kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức quản lý nhà nƣớc, kiến thức pháp luật và trình độ lý luận. Việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ rất cần thiết cho các nhân viên làm việc trong các Ngân hàng, bởi đây là đội ngũ quyết định đến chất lƣợng dịch vụ, yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công trong cạnh tranh.

Đối với nhà quản trị, ngoài việc tăng cƣờng các kiến thức về quản lý điều hành, kiến thức về pháp luật, kiến thức về chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đƣợc giao quản lý, các nhà quản trị còn cần phải đƣợc đào đƣợc để phát triển kỹ năng, bao gồm các kỹ năng nhận biết tình thế, kỹ năng giải quyết xung đột, khủng hoảng, kỹ năng ra quyết định... Một chƣơng trình đào tạo đối với các nhà quản trị không thể đƣợc triển khai có hiệu quả nếu không xác định rõ các nội dung cần phải có trong chƣơng trình. Điều này rất quan trọng, vì nó là cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, lựa chọn giảng viên và ngƣời hƣớng dẫn, xác định thời gian cần thiết để đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo… Để làm đƣợc điều này, ngƣời xây dựng chƣơng trình đào tạo phải là ngƣời có kiến thức rộng, có kỹ thuật phân tích tốt, am hiểu thực tế về hoạt động và nhân sự của công ty…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 27 - 29)