Hoàn thiện công tác xác định nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 96 - 99)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Hoàn thiện công tác xác định nội dung đào tạo

Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo nên đƣợc thực hiện cho cả ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch dài hạn là kế hoạch chung nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc trong chiến lƣợc nhân sự của mình. Kế hoạch dài hạn có thể là 5 năm và phải dựa trên các mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc về nhân sự của đơn vị. Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch tháng, quý và năm. Đây là kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch chung.

Trên cơ sở quản lý nhân lực, đánh giá nhân lực, Phòng Hành chính nhân sự cần đƣa ra phƣơng hƣớng (chiến lƣợc) đào tạo và đào tạo lại cán bộ của VietinBank làm cơ sở cho việc định hƣớng chƣơng trình và kế hoạch đào tạo của Trƣờng ĐT&PTNNL.

Với mỗi chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc xác định mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp và thời gian đào tạo cần đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và phù hợp nhất theo nhu cầu đào tạo

Nội dung đào tạo: Cần xây dựng nội dung đào tạo cho các bộ phận nghiệp vụ chủ yếu và các chƣơng trình đào tạo cho từng vị trí công việc. Các lĩnh vực đào tạo và mức độ ƣu tiên thực hiện theo bảng 3.3.Trƣờng ĐT&PTNNL cần phối hợp với đội ngũ giáo viên kiêm chức, hợp tác với các cơ sở đào tạo bên ngoài để biên soạn các tài liệu, giáo trình học tập phù hợp cho từng bộ phận nghiệp vụ, từng vị trí công việc cụ thể cho các cán bộ ở Vietinbank. Đối với những nghiệp vụ mới, Trƣờng cần thực hiện việc đánh giá và nhập khẩu chƣơng trình đào tạo tiên tiến từ các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp có uy tín trong nƣớc và nƣớc ngoài để chọn lọc, chuyển giao thành các chƣơng trình và nội dung đào tạo của Trƣờng Đào tạo.

Bảng 3.1. Các nghiệp vụ chủ yếu và mức độ ưu tiên trong công việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo

STT Lĩnh vực/nghiệp vụ Mức độ ƣu tiên

1 Tín dụng và thẩm định 1

2 Kế toán ngân hàng 8

3 Quản lý rủi ro 3

4 Kế hoạch nguồn vốn 4

5 Marketing và PR 5

6 Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 6

7 Quan hệ khách hàng 7

8 Thanh toán quốc tế 9

9 Luật 10

10 Thống kê và dự báo kinh tế 11

11 Công nghệ thông tin 2

(Nguồn: Đề xuất phát triển nội dung đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng)

Đội ngũ giáo viên: Từ kết quả đã phân tích, đội ngũ giáo viên thực hiện các khóa đào tạo, bồi dƣỡng chủ yếu vẫn là đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trƣờng ĐT&PTNNL và giáo viên kiêm chức.

Đối với đội ngũ giáo viên kiêm chức, mặc dù có thực tế sâu sắc nhƣng phƣơng pháp giảng dạy, kỹ năng sƣ phạm còn yếu do đó cần đƣợc đào tạo thêm tại Trƣờng hoặc các cơ sở đào tạo bên ngoài trƣớc khi thực hiện các khóa đào tạo.

Đối với đội ngũ giáo viên cơ hữu, BLĐ Vietinbank cần có cơ chế phù hợp để đội ngũ này có thể tiếp cận thực tế thƣờng xuyên tạo điều kiện tốt hơn cho công tác giảng dạy, bởi thực tế là giáo viên cơ hữu của Trƣờng Đào tạo tuy nắm vững kiến thức lý luận, nhƣng vẫn thiếu thực tế, đặc biệt chƣa am hiểu sâu sắc về cơ chế chính sách của VietinBank. Nhằm xây dựng đội ngũ

giáo viên cơ hữu ngày càng mạnh về số lƣợng và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trở thành những chuyên gia giỏi của hệ thống, đóng vai trị nòng cốt trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học,Vietinbank cần tạo cơ chế để giáo viên cơ hữu tham gia thƣờng xuyên các hoạt động tại các phòng/ban trụ sở chính, chi nhánh, coi đó là nhiệm vụ bắt buộc, đồng thời là một trong những tiêu chuẩn để xem xét thi đua, cũng nhƣ cân nhắc khi bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 96 - 99)