Các nhân tố thuộc về ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 41 - 44)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Các nhân tố thuộc về ngƣời lao động

a.Quyết định gắn bó lâu dài với nghề nghiệp

Từ những quyết định gắn bó lâu dài của cán bộ công nhân viên đối với các vị trí công việc mà họ đang đảm nhận thì đơn vị mới có những chính sách cử đi đào tạo hợp lý, tránh những tình trạng sau khi đào tạo nhân viên nghỉ việc chuyển qua đơn vị kinh doanh khác thì việc đào tạo không bị lãng phí.

Đây là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo và định hƣớng đào tạo phát triển cho nhân viên. Thông qua những quyết định gắn bó với công việc của nhân viên mà bộ phận quản lý sẽ đề xuất các khóa đào tạo phù hợp, mang lại hiệu quả công việc sau khi ngƣời lao động đƣợc đào tạo. Từ đây đơn vị sẽ đƣa ra các yêu cầu đối với ngƣời lao động khi đào tạo nhƣ: sau khi đào tạo phải ít nhất một số năm đảm nhiệm vị trí công việc đang làm và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho họ.

b.Kỳ vọng của người lao động về lương và lợi ích lao động

Đây là động cơ mạnh mẽ để con ngƣời quyết định đào tạo nhằm nâng cao trình độ còn tuỳ thuộc vào việc họ kỳ vọng nhƣ thế nào về các lợi ích mà họ sẽ nhận đƣợc sau khi đào tạo. Với kỳ vọng sẽ đƣợc phát triển khi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chín muồi, ngƣời lao động sẽ có mong muốn đƣợc đi đào tạo để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình để có mức lƣơng tốt hơn, vị trí phù hợp.

c.Năng lực học tập của người lao động

Mỗi ngƣời lao động có khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau, vì vậy không thể gom chung đào tạo nhƣ nhau, mà đơn vị phải dựa trên bản mô tả công việc để thực hiện các trƣơng trình khác nhau, phƣơng pháp đào tạo cũng khác nhau để không ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo hay đào tạo sai ngƣời. Thông qua năng lực học tập của mỗi ngƣời, ta có thể phân lại công việc phù hợp cho họ sau đào tạo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa đƣợc một số cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Tác giả đã tập trung đi sâu vào khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung của công tác đào tạo nguồn nhân. Từ những lý luận đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nguồn nhân lực.

Qua qua việc tìm hiều trên, tác giả tôi đã hiều thêm một số vẫn đề cơ bản liên quan đến đào tạo, lấy đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại Chi nhánh Đắk Lắk trong chƣơng tiếp theo

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)