Chính sách BHYT cũng là một trong những chính sách công quan trọng do Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp với nhu cầu tất yếu khách quan của con người và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ thống nhất về quy trình nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai và thực hiện chính sách. Quy trình các bước đều có nhiệm vụ rõ ràng phải có hiệu quả để tác động qua lại, nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất trong việc thực hiện chính sách, gồm các bước sau [15, tr.131-137]:
1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BHYT
Chu trình thực hiện chính sách BHYT bao gồm nhiều bước, đây là quá trình phức tạp diễn ra trong một thời gian nhất định, trong đó, bước xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách là bước đầu tiên của chu trình để các chủ thể, đối tượng của chính sách làm cơ sở để căn cứ thực hiện tốt mục tiêu chính sách đã đề ra. Cụ thể cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể
ban hành. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách BHYT cần quy định những nội dung cơ bản sau:
- Kế hoạch tổ chức, điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì phải phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thực thi chính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác, cán bộ này với cán bộ khác.
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện diễn ra được thuận lợi, mang lại hiệu quả.
- Kế hoạch thời gian thực hiện: Dự trù thời gian duy trì chính sách, thời gian của các bước thực hiện chính sách từ phổ biến, tuyên truyền chính sách đến tổng kết đánh giá, chia sẻ và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. Mỗi bước phải nêu rõ mục tiêu đưa ra và thời gian dự kiến.
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Dự kiến về tiến độ hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
- Dự kiến những nội dung, quy chế: Nội quy, quy chế trong thực thi chính sách BHYT gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách.
Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào do lãnh đạo lĩnh vực đó xem xét góp ý dự thảo. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách mới có giá trị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực hiện, sau khi các lĩnh vực quyết định thông qua. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách có thể điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh kế hoạch đó, do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
1.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách BHYT
Sau khi kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan, đơn vị chức năng tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng liên quan. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách đạt hiệu quả cao đồng nghĩa với việc các cơ quan, đơn vị chức năng, các đối tượng chính sách và toàn thể người dân nắm vững được mục đích, yêu cầu cũng như mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách BHYT, về tính đúng đắn và khả thi của chính sách BHYT trong giai đoạn hiện nay để từ đó vận động các đối tượng tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước, cùng tham gia thực hiện tốt các nội dung chính sách đề ra.
Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách BHYT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục kể cả khi chính sách BHYT đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền, luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Công tác phổ biến, tuyên truyền được thể hiện nhiều hình thức như thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi hay các hình thức tuyên truyền khác.
1.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách BHYT
Để việc thực hiện chính sách BHYT đạt hiệu quả cao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Sự phân công phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý; xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung. Từ đó, đảm bảo quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn khi kế hoạch thực hiện chính sách đã được phê duyệt.
Thực tế, chính sách BHYT mới ban hành xong nhưng không thể triển khai thực hiện hoặc thực hiện không mang lại hiệu quả, đó là do sự phân công, trách nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo và không rõ ràng, thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp dẫn đến gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch và hệ thống chính trị, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động, công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đến thực hiện chính sách. Trách nhiệm chính là ngành BHYT và UBND các cấp.
1.2.2.4. Đôn đốc thực hiện chính sách BHYT
Đôn đốc thực hiện chính sách BHYT là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách BHYT.
1.2.2.5. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
Tổ chức thực thi chính sách BHYT được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong thời gian đó, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách BHYT, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo,
điều hành và chấp hành chính sách BHYT của các đối tượng thực thi chính sách này.
Đối tượng được xem xét, đánh giá, tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách BHYT là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách BHYT. Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách BHYT trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế đã được xây dựng. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách BHYT của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước.
Bên cạnh đó còn phải xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách BHYT bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng thời kỳ, từng địa phương.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những thành tố cơ bản của hệ thống chính trị, của kiến trúc thượng tầng chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực BHYT chính là sự tác động của chính trị xã hội chủ nghĩa đối với chính sách BHYT để thúc đẩy việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT phát triển đúng định hướng đã đề ra.
Sau hội nghị tổng kết Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Ban Bí thư đã nêu ý kiến: “BHXH và BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; là trụ cột của hệ thống ASXH. Đây là hai chính sách lớn song hành giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, khi ốm đau, tai nạn, thất nghiệp…”. Mặt khác, hầu hết các tỉnh ủy, thành ủy và các bộ, ngành đều thống nhất đề nghị Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng về lĩnh vực này để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác BHXH, BHYT trong thời gian tới. Ban Bí thư đồng ý với đề nghị trình Bộ Chính trị xem xét ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác BHXH, BHYT.
Trong bối cảnh đó, ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 21 chính là sự tiếp nối cụ thể hóa định hướng quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: "Bảo đảm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN, trợ giúp xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương” [5].
Trong lĩnh vực BHYT, Nghị quyết số 21 đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển cụ thể về BHYT nhằm tiến tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Có thế nói Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã mang lại nhiều đột phá trong thực hiện chính sách BHYT, không những nâng cao vai trò, trách nhiệm cả hệ thống chính trị vào cuộc mà còn giúp cho việc Ngành BHYT đạt nhiều kết quả trong đa dạng hóa truyền thông chính sách BHYT, đổi mới quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới sự hài lòng người dân.
Nghị Quyết 21 ra đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở nước ta hiện nay; thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sắc toàn diện của Bộ Chính trị đối với công tác
BHYT. Nghị quyết xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, đặc biệt là công tác truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống ASXH; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT.
Theo phát biểu của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định: Sau 5 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách BHYT đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, qua đó khẳng định Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị là chủ trương lớn của Đảng, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện chính sách BHYT...
Như vậy, chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong vấn đề thực hiện chính sách ASXH trong đó có BHYT. Những năm trước khi Nghị quyết số 21 ra đời, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở các cấp cơ sở tác động rất chậm đến chính sách BHYT. Nhưng sau khi Nghị quyết số 21 ra đời, rõ ràng đã có sự chuyển biến cả về nhận thức, về quan điểm tư tưởng với một quyết tâm chính trị rất cao nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.
1.3.2. Cơ sở vật chất và điều kiện tài chính đảm bảo cho thực hiện chính sách sách
Cùng với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước thì cơ sở vật chất cùng với điều kiện tài chính có tác động lớn và quyết định đến công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
Cơ sở vật chất nói đến ở đây không chỉ tại các cơ quan thực hiện chính sách BHYT mà còn ở các cơ sở KCB BHYT. Cơ sở vật chất bao gồm hệ
thống trụ sở, phòng làm việc, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,… Tại các cơ quan thực hiện chính sách BHYT, khi cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu quỹ BHYT, cấp phát thẻ BHYT, hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT đến người dân cũng có hiệu quả hơn. Đồng thời, cơ sở vật chất ở các cơ sở KCB BHYT khi được hiện đại hóa cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng KCB, thay đổi nhận thức của người dân về KCB BHYT và thu hút người dân tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, nguồn tài chính sử dụng để thực hiện chính sách BHYT mà cụ thể là quỹ BHYT cũng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng. Quỹ BHYT được đảm bảo và cân đối hài hòa, có kết dư thì chính sách BHYT mới thực hiện có hiệu quả. Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT [22]. Như vậy, mục đích hình thành và tạo lập quỹ BHYT là để đáp ứng nhu cầu chi phí KCB cho những người tham gia BHYT, có dự trữ, dự phòng và chi cho công tác quản lý. Quỹ BHYT là hạt nhân của tài chính BHYT, đảm bảo điều kiện cho công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT. So với quỹ BHXH thì quỹ BHYT chỉ có tính ngắn hạn, vì thế nó luôn được cân đối trong ngắn hạn (tức ngay trong năm tài chính). Bởi vậy, việc có đảm bảo cân đối quỹ hay không rất dễ nhận biết.
1.3.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm y tế
Chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã