Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ghi nhận: “Cán bộ là gốc của mọi công việc… Đặc biệt là trong hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là nhân tố vô cùng quan trọng của bộ máy Đảng, Nhà nước, Nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.
Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai… [15, tr.142]. Trên thực tế, công
tác thực hiện chính sách BHYT có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ, vì vậy trong phân công bố trí cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ chính sách BHYT cần chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống, sự am hiểu chính sách cũng như chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước và của Ngành BHYT để thực hiện tốt công tác được giao. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc đưa chính sách BHYT vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực, các cơ quan thực hiện chính sách BHYT sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm sai lệch chính sách trong quá trình thực hiện.
Như vậy, cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt thì hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cũng được nâng cao hơn. Bởi một cán bộ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có chuyên môn vững vàng, có năng lực thực thi nhiệm vụ sẽ dễ dàng gần gũi và thấu hiểu nhân dân hơn, làm cho người dân tin tưởng hơn, từ đó đưa chính sách BHYT đến gần với người dân và đồng hành cùng đời sống xã hội của họ. Không những vậy, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực còn có thể xử lý, khắc phục được nhiều tình huống tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT mang lại kết quả thực sự.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Kể từ khi Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, tất cả
các cơ quan ban ngành liên quan, các địa phương đều tập trung vào công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT nhằm tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân. Vì vậy, có thể khẳng định những địa phương có độ bao phủ BHYT cao là những địa phương đã có các biện pháp hiệu quả trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Dưới đây là một số địa phương điển hình thực hiện thành công BHYT toàn dân:
1.4.1.1 Thành phố Đà Nẵng
Với chủ trương của trung ương giao cho địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân nhằm đạt được hai mục tiêu chính là mở rộng diện bao phủ BHYT về dân số và nâng cao chất lượng công tác KCB. Theo đó, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cách thức triển khai của các cấp chính quyền mà việc thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân đạt được những kết quả khác nhau. Đến thời điểm 2018, một số tỉnh đi đầu về tỷ lệ bao phủ BHYT như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Cao Bằng, Điện Biên, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Lai Châu… Hầu hết các địa phương đã bao phủ BHYT trên 85% dân số đều là những tỉnh có số thu ngân sách lớn hoặc những tỉnh nằm ở vùng cao, vùng khó khăn đã bao phủ 100% đối tượng do NSNN đóng và hỗ trợ.
Đà Nẵng là một trong những địa phương điển hình đã thực hiện thành công BHYT toàn dân. Năm 2018 đã bao phủ 95% dân số tham gia BHYT. Qua nghiên cứu trường hợp Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Từ năm 2011, Đà Nẵng có sự cam kết mạnh mẽ một cách đồng bộ và quyết liệt từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, xã, phường thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan chuyên môn và Hội, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách BHYT được UBND các cấp ban hành một cách đồng bộ và chặt chẽ theo địa bàn quản lý, giao trách nhiệm
cụ thể cho từng cơ quan là đầu mối theo lĩnh vực phụ trách để phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Đồng thời, giao chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm cho chính quyền địa phương các cấp trong kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, xác lập trách nhiệm giải trình các cấp, các ngành trong việc thực hiện bao phủ BHYT toàn dân.
- Về công tác tuyên truyền: UBND các cấp giao cho ngành Thông tin truyền thông có trách nhiệm thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền chủ trương BHYT toàn dân của cấp ủy đảng và chính quyền thành phố với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức trong dân cư, ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành trong trong việc thực hiện bao phủ BHYT toàn dân gắn với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, cơ quan BHXH còn phối hợp Hội Nông dân tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn. Bên cạnh đó, nhằm đạt mục tiêu tăng diện bao phủ ở Đà Nẵng, UBND ở cấp quận, huyện có chủ trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cơ quan BHXH quận, huyện và UBND xã, phường triển khai tuyên truyền, vận động, quán triệt chủ trương của thành phố đến từng tổ dân phố. Thông qua đó, tổ dân phố thống kê danh sách đối tượng chưa tham gia BHYT và giao cho cơ quan BHXH có trách nhiệm vận động.
- Về chấp hành pháp luật BHYT: Để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật BHYT, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, UBND thành phố giao Cục thuế thành phố làm đầu mối cung cấp thông tin doanh nghiệp, thu nhập của lao động cho cơ quan BHXH để thực hiện khai thác thu. Ngoài ra, cơ quan BHXH còn phối hợp với các cơ quan QLNN như Thanh tra thành phố, Sở lao động, Thương binh và Xã hội, Cục thuế, Sở Tài chính, Liên đoàn lao động thực hiện thanh tra, xử phạt hành chính về BHYT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Về công tác KCB BHYT: Cùng với việc tăng cường mở rộng diện bao phủ BHYT về dân số, chính quyền thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB BHYT đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cấp mở rộng đầu tư về cơ sở vật chất y tế, đáp ứng yêu cầu KCB cho địa phương và khu vực. Nhiệm vụ này, được UBND thành phố Đà Nẵng ủy quyền cho Sở Y tế phối hợp cơ quan BHXH thực hiện.
1.4.1.2. Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Với đặc thù là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, việc duy trì và khai thác phát triển đối tượng tham gia BHYT là một thách thức đối với Ninh Sơn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và tinh thần nỗ lực vượt khó của BHXH Ninh Sơn đã bám sát cơ sở để có nhiều cách làm sáng tạo và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Ninh Sơn trở thành đơn vị dẫn đầu của tỉnh Ninh Thuận về tỷ lệ tham gia BHYT.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Ngay từ đầu năm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT bằng nhiều hình thức phong phú tạo chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực; đặc biệt một trong những điểm mạnh đấy chính là huyện đã khơi dậy và huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Nhờ vậy đến nay, công tác phát triển BHYT trên địa bàn huyện luôn đạt cao, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đóng góp tích cực vào công tác ASXH trên địa bàn huyện.
- Về công tác phát triển đối tượng: xác định công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị tham gia
thực hiện công tác BHYT. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH huyện Ninh Sơn còn tăng cường đẩy mạnh các biện pháp để thu triệt để, phát triển đối tượng giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHYT hộ gia đình; tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu... Đến hết năm 2018, toàn huyện đã đạt và đạt vượt mức các chỉ tiêu phát triển đối tượng. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện là 91,46% dân số (tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh 89,3% dân số).
- Về công tác giải quyết chế độ chính sách BHYT: thực hiện đúng, đủ, kịp thời, không có tình trạng đối tượng và người lao động gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Đơn vị đã phân công cán bộ thường trực tiếp công dân để giải đáp, tư vấn và giải quyết về chế độ, chính sách BHYT cho các tổ chức, cá nhân, các đối tượng trên địa bàn huyện.
- Về công tác tuyên truyền: phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn kiểm tra, tuyên truyền cho người lao động, chủ sử dụng lao động, người dân, hộ gia đình thực hiện tốt việc tham gia BHYT theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan, phòng, ban, trường học, cơ sở y tế ở địa phương, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách ưu việt về BHYT, thông tin kịp thời, rõ ràng, chính xác các quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ được hưởng khi tham gia BHYT để nhân dân và người lao động nắm rõ.
1.4.2. Các giá trị tham khảo cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Qua tham khảo tình hình thực hiện chính sách BHYT ở một số địa phương nêu trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây đối với địa bàn huyện Hướng Hóa:
Thứ nhất, để chính sách BHYT đi vào đời sống xã hội, việc triển khai pháp luật BHYT cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Từ chủ trương của Đảng, đến việc triển khai của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền để công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách,
nghiệp hiểu, đồng tình và thực hiện tốt pháp luật BHYT và pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, cần có sự cam kết mạnh mẽ một cách đồng bộ và quyết liệt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, thị trấn thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. BHXH huyện cần tham mưu UBND giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm cho các cơ quan liên quan trong kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cơ sở để xác lập trách nhiệm giải trình các cơ quan liên quan trong việc thực hiện bao phủ BHYT toàn dân.
Thứ hai, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT là yếu tố quan trọng giúp người dân và người lao động tiếp cận với chính sách BHYT được nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch. Nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng của người thụ hưởng chính sách BHYT là mục tiêu hàng đầu mà cơ quan BHYT cần hướng tới.
Thứ ba, có biện pháp huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng dễ bị tổn thương về thu nhập. Tuy nhiên, mức hỗ trợ cũng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ (kể cả đầu tư nâng cấp cơ sở vật vất cho hệ thống dịch vụ y tế từ cơ sở trở lên theo lộ trình để đáp ứng yêu cầu KCB của người dân ). Nếu hỗ trợ tràn lan sẽ gây ra tâm lý ỷ lại, nếu hỗ trợ ít sẽ có nhiều đối tượng người dân vẫn không đủ khả năng tham gia.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, tập trung nhóm đối tượng người tham gia BHYT theo hộ gia đình. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí… giúp người dân hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHYT.
Tiểu kết chƣơng 1
BHYT là một trong những chính sách quan trọng, có vai trò trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, là mục tiêu và thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
Nội dung chương 1 đã trình bày những nét khái quát về BHYT, bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung và quy trình thực hiện chính sách BHYT, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành chính sách BHYT. Kết hợp với kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT của một số địa phương, qua đó rút ra kinh nghiệm áp dụng cho huyện Hướng Hóa là: để tiến tới BHYT toàn dân, ngoài việc xây dựng chính sách BHYT để bảo đảm bao phủ chi phí và bao phủ về quyền lợi thì việc thực hiện tăng diện bao phủ về dân số ở một số địa phương trong nước đã tổ chức thực hiện thành công BHYT toàn dân xuất phát từ sự cam kết mạnh mẽ về chính trị nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong đó, đảm bảo sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT; cần có sự hỗ trợ tham gia BHYT từ NSNN cho các đối tượng dễ tổn thương, thu nhập thấp, lao động phi chính thức; cần có sự tham gia theo hộ gia đình; cưỡng chế tham gia BHYT bắt buộc trong khu vực lao động chính thức; đồng thời mở rộng quyền lợi và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB để thu hút người dân tham gia; chú trọng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về chính sách BHYT để nâng cao nhận thức của người dân.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở chương 1 đã được hệ thống hóa, từ đó làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHYT cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa .
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị