Chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Bởi lẽ, BHYT là một chính sách xã hội, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Chính sách này do Nhà nước ban hành và luôn được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã
Nếu đối tượng áp dụng trong chính sách, pháp luật về BHYT càng rộng thì số người tham gia BHYT sẽ càng nhiều, tức độ bao phủ BHYT sẽ càng lớn. Chẳng hạn, trong thời kỳ đầu ban hành chính sách pháp luật về BHYT, nhà nước ta chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có quan hệ với chủ sử dụng lao động. Bởi các đối tượng này có thu nhập ổn định, có điều kiện về mặt tài chính tham gia BHYT. Lúc này, đối tượng tham gia BHYT còn tương đối hạn hẹp. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chính sách pháp luật BHYT đã triển khai áp dụng cho toàn dân nên đối tượng tham gia đóng góp đang ngày càng nhiều, mức độ bao phủ của chính sách BHYT cũng tăng theo. Như vậy, khi Nhà nước điều chỉnh, bổ sung chính sách BHYT về mở rộng đối tượng tham gia, đối tượng hưởng và mức thụ hưởng cũng sẽ làm tăng quy mô quản lý về đối tượng hưởng và chi phí KCB BHYT. Có thể tóm tắt quá trình phát triển của BHYT ở Việt Nam như sau (Hình 1.1):
Hình 1.1. Quá trình phát triển BHYT ở Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng thế giới 2014)
Hình 1.1 cho biết tỉ lệ (%) dân số tham gia BHYT. Mục tiêu của Chính phủ cho các năm 2014 và 2020 được trích dẫn từ lộ trình của Chính phủ thông qua Nghị quyết 21/NQ-TW. Trước khi thực hiện cải cách đổi mới, chăm sóc sức khỏe người dân được miễn phí tại tất cả các điểm cung cấp dịch vụ y tế,
Chính phủ trợ cấp toàn bộ chi phí nhưng phạm vi dịch vụ bao phủ hạn chế, thiếu chiều sâu và chất lượng còn kém.
Bên cạnh đó, chính sách tiền lương và chính sách BHYT cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHYT, vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHYT hiện nay phụ thuộc vào hệ thống thang bảng lương do Nhà nước ban hành, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định. Như vậy, khi Nhà nước nâng mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng, đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHYT, số thu BHYT và chi trả quyền lợi BHYT cũng tăng lên.