2.2. Hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách bảo
2.2.1. Hệ thống pháp luật về chính sách bảo hiể my tế
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, ngay từ năm 1992, Điều 39, Hiến pháp nước ta đã quy định “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp l ý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT trên cả nước.
Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Ngày 15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ BHYT đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển BHYT.
Chính sách BHYT của nước ta đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 6 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐ- CP, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP). Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã làm cho chính sách BHYT ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước.
BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) của Đảng đều nhất quán chủ trương “Tiến tới BHYT toàn dân” và định hướng phải có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả.
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/6/2014. Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường lãnh đạo công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.
Theo đó, Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là: “Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%, mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT”. Mục tiêu của Đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới BHYT toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả,
chất lượng và phát triển bền vững. Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Đây cũng là chính sách bảo đảm ASXH và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày 8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ- TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về BHYT cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nâng chỉ tiêu bao phủ về dân số tham gia BHYT năm 2020 lên 90% trở lên cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU, ngày 02/7/2013 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BXHH, BHYT đến năm 2020”; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tiếp đó, Huyện ủy huyện Hướng Hóa đã ban hành Chương trình hành động số 58-CTHĐ/HU ngày 26/7/2013 và UBND huyện Hướng Hóa ban hành Kế hoạch số 91/KH- UBND ngày 04/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.
Sự điều chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT những năm gần đây cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, rất cần thiết có các nghiên cứu đề xuất về giải pháp để tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án Thực hiện lộ trình
tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, trong đó bao gồm những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT hiện hành đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển BHYT trong tình hình mới.