Các giá trị tham khảo cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42)

Qua tham khảo tình hình thực hiện chính sách BHYT ở một số địa phương nêu trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây đối với địa bàn huyện Hướng Hóa:

Thứ nhất, để chính sách BHYT đi vào đời sống xã hội, việc triển khai pháp luật BHYT cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Từ chủ trương của Đảng, đến việc triển khai của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền để công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách,

nghiệp hiểu, đồng tình và thực hiện tốt pháp luật BHYT và pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, cần có sự cam kết mạnh mẽ một cách đồng bộ và quyết liệt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, thị trấn thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. BHXH huyện cần tham mưu UBND giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm cho các cơ quan liên quan trong kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cơ sở để xác lập trách nhiệm giải trình các cơ quan liên quan trong việc thực hiện bao phủ BHYT toàn dân.

Thứ hai, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT là yếu tố quan trọng giúp người dân và người lao động tiếp cận với chính sách BHYT được nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch. Nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng của người thụ hưởng chính sách BHYT là mục tiêu hàng đầu mà cơ quan BHYT cần hướng tới.

Thứ ba, có biện pháp huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng dễ bị tổn thương về thu nhập. Tuy nhiên, mức hỗ trợ cũng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ (kể cả đầu tư nâng cấp cơ sở vật vất cho hệ thống dịch vụ y tế từ cơ sở trở lên theo lộ trình để đáp ứng yêu cầu KCB của người dân ). Nếu hỗ trợ tràn lan sẽ gây ra tâm lý ỷ lại, nếu hỗ trợ ít sẽ có nhiều đối tượng người dân vẫn không đủ khả năng tham gia.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, tập trung nhóm đối tượng người tham gia BHYT theo hộ gia đình. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí… giúp người dân hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHYT.

Tiểu kết chƣơng 1

BHYT là một trong những chính sách quan trọng, có vai trò trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, là mục tiêu và thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Nội dung chương 1 đã trình bày những nét khái quát về BHYT, bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung và quy trình thực hiện chính sách BHYT, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành chính sách BHYT. Kết hợp với kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT của một số địa phương, qua đó rút ra kinh nghiệm áp dụng cho huyện Hướng Hóa là: để tiến tới BHYT toàn dân, ngoài việc xây dựng chính sách BHYT để bảo đảm bao phủ chi phí và bao phủ về quyền lợi thì việc thực hiện tăng diện bao phủ về dân số ở một số địa phương trong nước đã tổ chức thực hiện thành công BHYT toàn dân xuất phát từ sự cam kết mạnh mẽ về chính trị nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong đó, đảm bảo sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT; cần có sự hỗ trợ tham gia BHYT từ NSNN cho các đối tượng dễ tổn thương, thu nhập thấp, lao động phi chính thức; cần có sự tham gia theo hộ gia đình; cưỡng chế tham gia BHYT bắt buộc trong khu vực lao động chính thức; đồng thời mở rộng quyền lợi và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB để thu hút người dân tham gia; chú trọng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về chính sách BHYT để nâng cao nhận thức của người dân.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở chương 1 đã được hệ thống hóa, từ đó làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHYT cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa .

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát về huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, được thành lập năm 1996 và là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn: Khe Sanh (huyện lỵ), Lao Bảo và 20 xã: A Dơi, A Túc, A Xing, Ba Tầng, Húc, Hướng Lập, Hướng Linh, Hướng Lộc, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Hướng Việt, Tân Hợp, Tân Lập, Tân Liên, Tân Long, Tân Thành, Thanh, Thuận, Xy (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn). Huyện Hướng Hóa có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156 km thuộc 11 xã tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 1151 km2, dân số đến cuối năm 2018 là 86 nghìn người. Các dân tộc chủ yếu tập trung sinh sống ở huyện Hướng Hóa gồm: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.

Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập,

Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh).

Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài. Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cộng với tiềm năng từ cửa khẩu và Khu thương mại Lao Bảo, Hướng Hóa là đầu mối thông thương với các nước nằm trên tuyến đường xuyên á và khu vực miền Trung của Việt Nam... Hướng Hoá đã và đang là một trong những địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị.

2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội

Những năm mới thành lập, với xuất phát điểm về kinh tế phần lớn là sản xuất nông nghiệp, đời sống về vật chất, tinh thần của nhân dân huyện Hướng Hóa còn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, phát huy thế mạnh về đất đai, vị trí địa lý cùng với sự quan tâm của chính quyền các cấp, hiện nay huyện Hướng Hóa đang trên đà phát triển và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trọng điểm về kinh tế, xã hội. Cụ thể:

- Về sản xuất nông - lâm nghiệp: Thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất tịa các xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 4.702 triệu đồng bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau như cấp giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ vật tư nông nghiệp, tập huấn cho 17 xã, thị trấn có đất trồng lúa; hướng dẫn thực hiện các mô hình chăn nuôi bò bán thâm canh, mô hình liên kết chuối nuôi cấy mô tại một số xã.

- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức phối hợp, tạo điều kiện khảo sát, thăm dò, đánh giá đầu tư phát triển điện năng để bổ sung quy hoạch xây dựng một số nhà máy phong điện, thủy điện, điện mặt trời trên địa bàn huyện; chú trọng chỉ đạo công tác sản xuất chế biến nông sản gắn liền với

phát triển công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ đề năm 2018 "Năm Doanh nghiệp và phát triển nông nghiệp", huyện đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thực hiện công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh chế biến sẵn nguyên liệu, cà phê; sản phẩm Chuối Hướng Hóa đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bơ sáp và tinh bột nghệ; tổ chức khảo sát, xây dựng 15 mô hình trồng nấm thương phẩm.

- Về thương mại - dịch vụ: Hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân dân; hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển; duy trì và phát triển hệ thống dịch vụ viễn thông, chuyển phát nhanh, nhà hàng, khách sạn,… đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Về giao thông - vận tải: Các tuyến vận tải trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân. Kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình, thực trạng cầu, đường trên địa bàn huyện. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường, cầu cống do huyện quản 1ý.

- Về văn hóa xã hội: Tình hình văn hóa xã hội tương đối ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đảm bảo. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hoàn thành việc cấp phát muối i-ốt, giống cây trồng kịp thời, đúng thời vụ với tổng chi phí thực hiện là 2.893 triệu đồng và 28.644 người hưởng lợi. Tổ chức tập huấn cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí 70 triệu đồng và 210 người hưởng lợi. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với cac tổ chức Phi Chính phủ như Tầm nhìn thế giới, Plan, BCC, Học viện Mê Kông… Triển khai xây dựng các công trình phục vụ giáo dục, y tế,

phát triển kinh tế, đảm bảo ASXH và hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân trên địa bàn huyện.

Tính đến nay, tổng giá trị sản xuất theo giá cố định 2010 đạt 8.100,74 tỷ đồng, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 738,90 tỷ đồng (chiếm 9%); công nghiệp, xây dựng đạt 2.620,81 tỷ đồng (chiếm 32%); thương mại, dịch vụ đạt 4.741,37 tỷ đồng (chiếm 59%).

Mặc dù trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện có chuyển biến thuận lợi hơn nhưng trong đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: thị trường thu hẹp, sức mua vẫn còn yếu, tăng trưởng tín dụng thấp… làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Đảng bộ, nhân dân trong huyện; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện; sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện được duy trì ổn định và đạt những kết quả tích cực trên các lĩnh vực, tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Sự phát triển này đã góp phần tăng thêm tiềm lực cho nền kinh tế, quy mô kinh tế của huyện ngày càng lớn và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện

Huyện Hướng Hoá nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, giáp với nước bạn Lào, có đường xuyên Á - Quốc lộ 9 đi qua với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; đây là nơi có lợi thế của “điểm đầu” trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; kết nối Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với Khu kinh tế Đông Nam, cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy... Bên cạnh đó, với điều kiện khí hậu mát mẻ và những chính sách thu hút đầu tư kinh tế của chính quyền địa phương cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho những người dân sinh sống trên địa bàn và thu hút dân cư từ những nơi khác đến sinh sống. Vì vậy, đây là nơi có các nhà máy

lớn hoạt động với đông đảo người lao động như Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam, Công ty TNHH Chaichareon Việt Thái, các Nhà máy điện gió,… góp phần đóng góp tăng nguồn thu quỹ BHYT của huyện nhà.

Tuy nhiên, Hướng Hóa là một vùng núi cao thuộc biên giới, diện tích rộng lớn, giao thông đi lại còn khó khăn, nền kinh tế dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung vẫn còn khá nghèo nàn và lạc hậu nên khả năng ứng dụng những đổi mới về khoa học công nghệ còn hạn chế hơn so với những huyện khác, truyền thông về chính sách BHYT vì vậy cũng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thường sống theo các cụm nhỏ và thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung nên khả năng tiếp cận với tiến bộ xã hội còn chậm, nhận thức của một số người dân về lợi ích của BHYT chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT do đó cũng có phần khó khăn hơn so với vùng đồng bằng.

2.2. Hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện

2.2.1. Hệ thống pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế

Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, ngay từ năm 1992, Điều 39, Hiến pháp nước ta đã quy định “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp l ý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT trên cả nước.

Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Ngày 15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ BHYT đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển BHYT.

Chính sách BHYT của nước ta đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 6 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)