Kiến nghị đối với các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiể my tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 102 - 115)

3.3. Kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiể my tế

Các cơ KCB cần tăng cường chất lượng y tế tại cơ sở mình. Thường xuyên giáo dục về y đức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên để họ hoàn thành tốt những công việc được giao. Đồng thời chính các cán bộ nhân viên tại các cơ sở KCB BHYT là những người đề xuất được những ý kiến bổ ích, sát thực để tiếp thục hoàn thiện các chính sách pháp luật về BHYT. Ngoài ra, các cơ sở KCB cần chú trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tính chính xác kịp thời trong thanh toán chi phí KCB BHYT đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB.

Tiểu kết chƣơng 3

Để tiến tới BHYT toàn dân, Luật BHYT sửa đổi năm 2014 đã quy định rất rõ, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc. Đây là một thuận lợi rất lớn để tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Chính vì vậy, nội dung chính của chương 3 là đề xuất những quan điểm để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ BHYT đến năm 2020 như đã đề ra trong Nghị quyết 21. Cũng trong chương này, luận văn đã đề xuất 9 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHYT tại huyện ở chương 2, luận văn đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp mà cơ quan QLNN các cấp cần thực hiện trong thời gian tới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 21 của Bộ chính trị đề ra và Chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hướng Hóa, góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị.

Để các giải pháp trên được áp dụng, luận văn đã có những kiến nghị khá cụ thể đối các cơ quan QLNN có thẩm quyền, BHXH Việt Nam và các cơ sở y tế về những vấn đề liên quan đến BHYT nói chung và thực hiện chính sách BHYT nói riêng.

KẾT LUẬN

BHYT có thể được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau như xã hội, kinh tế và pháp lý, song có thể thống nhất định nghĩa rằng: BHYT là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình thông qua quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung, được tích lũy chủ yếu từ sự đóng góp của những người tham gia, đặt dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo trước hết chi trả chi phí y tế cơ bản cho thành viên xã hội khi họ gặp rủi ro về sức khỏe, cần sử dụng các dịch vụ y tế. Trong những năm qua, công tác BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thực hiện công bằng và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHYT từng bước được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHYT tăng qua các năm; công tác KCB BHYT thực hiện theo quy định của pháp luật, quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo. Ngành BHXH Việt Nam ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách BHYT cho người dân.

Ngày 01/01/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành có một số điểm mới quan trọng để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vững của quỹ BHYT để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân như khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình, mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT, mở thông tuyến KCB có BHYT, được sử dụng kết dư BHYT để nâng cao chất lượng KCB, xử lý vi phạm Luật BHYT.

Qua hơn mười năm triển khai thực hiện Luật BHYT, bên cạnh những mặt đạt được cũng còn một số hạn chế trong thực hiện chính sách BHYT cần được tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng như tổng kết thực tiễn để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN trên lĩnh vực BHYT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về BHYT và thực trạng thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua, luận văn đã có những đóng góp sau:

1. Từ những nghiên cứu lý luận về BHYT và công tác thực hiện chính sách BHYT, kết hợp với kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT của một số địa phương khác, luận văn đã làm rõ và củng cố thêm vai trò quan trọng của BHYT, sự nỗ lực của của hệ thống chính trị để đưa chính sách BHYT đến với từng người dân nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.

2. Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được, cũng như những vấn đề còn hạn chế trong công tác thực hiện chính sách BHYT, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.

3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như phân tích kết quả thực hiện chính sách BHYT trong thời gian gần đây thông qua nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để làm rõ hiệu quả việc thực hiện chính sách BHYT, song do hạn chế về thời gian và khả năng, vì vậy kết quả phân tích và đánh giá ít nhiều vẫn còn bị hạn chế. Là một chính sách của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ thống các chính sách ASXH, BHYT cần phải tiếp tục được quan tâm nghiên cứu và phát triển. Nếu công tác thực hiện chính sách BHYT có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho mục tiêu BHYT toàn dân ở nước ta trở thành hiện thực.

Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa cũng như các nội dung được trình bày trong luận văn chắc chắn chưa thể coi là đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết, do vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp của các Nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài này để Luận văn được hoàn thiện hơn./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Anh, “BHYT, phao cứu sinh của người dân”, Báo Đại biểu nhân dân, 16/6/2013.

2. Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, Báo cáo tổng kết công tác BHXH,

BHYT các năm 2015, 2016, 2017, 2018, Lưu hành nội bộ.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tình hình thực hiện BHYT các năm 2015, 2016, 2017, 2018, Lưu hành nội bộ.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Bảo hiểm xã hội Việt Nam 20 năm xây dựng và Phát triển (1995-2015).

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Tài liệu tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội các năm 2015, 2016, 2017, 2018.

7. Đỗ Ngân Bình (2008), “Hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số 1.

8. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.

9. Bộ Y tế (2012), Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

10. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện BHYT.

11. Đào Văn Dũng (2009), “Thực hiện chính sách BHYT ở nước ta: Thành tựu, thách thức và giải pháp”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8.

12. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Lê Duy Đồng (2010), “Một số đề xuất về quan điểm và định hướng các chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 374.

15. Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Đào Lan Hương, Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Kari L. Hurt, Hernan L. Fuenzalida-Puelma (2014), Tiến tới bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam - Đánh giá và giải pháp, Ngân hàng Thế giới.

17. Đặng Ngọc Lợi (2011), “Chính sách công ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12.

18. Trần Quang Lâm (2005), Bảo hiểm y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Trần Quang Lâm (2016), Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ

BHYT ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

20. Lê Kim Nguyệt (2010), “Bàn về quỹ BHYT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tr. 44-49.

21. Lê Minh Phiêu (2010), Tổ chức lại hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam, Đại học Montesquieu - Pháp.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật BHYT. 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật BHYT.

25. Đỗ Văn Sinh (2011), Đề án khoa học đánh giá họat động quỹ BHXH, BHYT, tính toán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

26. Phạm Đình Thành (2004), Các giải pháp cơ bản để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

28. Trần Văn Tiến (2002), "Dự thảo về lộ trình tiến tới BHYT toàn dân", Viện phí, BHYT và sử dụng dịch vụ y tế.

29. Phan Văn Toàn, Lộ trình/Chiến lược tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, Tài liệu Hội thảo tập huấn "Tìm hiểu các chiến lược tăng cường tiếp cận thuốc cứu mạng" do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 27 - 28/8/2013.

30. Trường cán bộ Thanh Tra (2005), Một số vấn đề về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản thống kê.

31. Dương Thị Ngọc Tú (2014), Thực trạng thi hành pháp luật Bảo hiểm y tế

tự nguyện ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc

gia Hà Nội.

32. Lưu Quang Tuấn, Thực hiện chính sách BHYT là một biện pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Bản tin số 25, Viện Khoa học Lao động xã hội năm 2010.

33. Nguyễn Xuân Tự (2012), Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

công tác quản lý thu, chi quỹ BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH Đồng Nai,

Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

34. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2017), Công văn số 2749/UBND-VX về việc triển khai phương án sử dụng quỹ BHYT.

35. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2017), Công văn số 4613/UBND-VX về việc tăng cường chỉ đạo công tác BHYT trên địa bàn tỉnh.

36. Phạm Thị Xuân (2013), Phân tích thực trạng KCB BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA

(Dành cho người tham gia BHYT)

Xin chào ông/bà!

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) - Từ thực tiễn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Rất mong ông/bà vui lòng dành ít thời gian để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi trong cuộc nghiên cứu này. Tất cả ý kiến của ông/bà sẽ được bảo mật, mong nhận được sự cộng tác của ông/bà.

Xin chân thành cám ơn!

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT Ông/bà xin cho biết một số thông tin cá nhân sau đây:

Câu 1: Tuổi của ông/bà:……….tuổi

Câu 2: Giới tính: Nam Nữ

Câu 3: Trình độ học vấn:

Không biết chữ Trung học phổ thông

Trung cấp, cao đẳng Đại học, trên đại học Khác

Câu 4: Nghề nghiệp:

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Công nhân

Người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước Nông dân/Nội trợ

Kinh doanh/buôn bán Hưu trí

PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu 5: Ông/bà tham gia BHYT theo đối tượng nào?

BHYT được ngân sách nhà nước đóng BHYT bắt buộc

BHYT hộ gia đình BHYT cận nghèo

BHYT học sinh, sinh viên Khác:…………..

Câu 6: Ông/bà biết về BHYT và tham gia BHYT từ nguồn thông tin nào? (Có thể chọn nhiều phương án)

Từ lãnh đạo, chính quyền đoàn thể

Từ người thân, gia đình, bạn bè, người sử dụng lao động Từ phương tiện thông tin đại chúng

Tự tìm hiểu

Câu 7: Mức độ sử dụng thẻ BHYT của ông/bà:

Chưa bao giờ sử dụng 1-2 lần/năm

3-10 lần/năm Trên 10 lần/năm

Câu 8: Ông/bà thường chọn khám chữa bệnh ở đâu? (Có thể chọn nhiều phương án)

Bệnh viện tuyến trung ương Bệnh viện tuyến tỉnh Bệnh viện tuyến huyện Trạm y tế xã, thị trấn Bệnh viện tư n�hân/Phòng khám tư Thầy lang

Tự mua thuốc Khác:…………..

Câu 9: Ông/bà nhận định thế nào về chất lượng KCB BHYT hiện nay?

Rất tốt Tốt

Chưa tốt Còn yếu kém

Câu 10: Ông/bà có nhận định gì về thủ tục tham gia BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hiện nay?

Rất thuận tiện Thuận tiện

Chưa thuận tiện Còn bất cập

Câu 11: Theo ông/bà, mức đóng BHYT có tương xứng với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT?

Rất tương xứng Tương xứng

Chưa tương xứng Ý kiến khác:…………..

PHIẾU KHẢO SÁT

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA

(Dành cho cán bộ thực hiện chính sách BHYT)

Xin chào ông/bà!

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) - Từ thực tiễn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Rất mong ông/bà vui lòng dành ít thời gian để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi trong cuộc nghiên cứu này. Tất cả ý kiến của ông/bà sẽ được bảo mật, mong nhận được sự cộng tác của ông/bà.

Xin chân thành cám ơn!

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT Ông/bà xin cho biết một số thông tin cá nhân sau đây:

Câu 1: Tuổi của ông/bà:……….tuổi

Câu 2: Giới tính: Nam Nữ

Câu 3: Trình độ học vấn:

Dưới Trung học phổ thông Trung học phổ thông Trung cấp, cao đẳng Đại học, trên đại học

Câu 4: Nơi công tác của ông/bà:

UBND xã, thị trấn BHXH huyện

UBND huyện Phòng Y tế

Cơ sở KCB BHYT Phòng LĐ-TB&XH

Khác:……….

Câu 5: Ông/bà có nhận định gì về công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở huyện Hướng Hóa?

Rất tốt Tốt

Chưa tốt Còn yếu kém

Câu 6: Ông/bà cho biết ý kiến về mức độ đóng góp vào quỹ BHYT do ngân sách nhà nước hỗ trợ?

Cao Phù hợp

Thấp Không có ý kiến

Câu 7: Ông/bà cho biết ý kiến về mức độ đóng góp vào quỹ BHYT của người tham gia BHYT?

Cao Phù hợp

Thấp Không có ý kiến

Câu 8: Ông/bà có nhận định gì về chất lượng KCB BHYT hiện nay trên địa bàn huyện Hướng Hóa?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)