huyện Hƣớng Hóa, tính Quảng Trị
Qua phân tích tình hình thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2014 - 2018, tác giả luận văn đưa ra đánh giá như sau:
2.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, BHXH huyện Hướng Hóa luôn chủ động, bám sát các giải pháp
chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Huyện ủy, UBND, Lãnh đạo Ngành, sự chủ động tập trung phối hợp của các cơ quan ban ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT; thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ, chính sách BHYT cho người tham gia; quản lý và sử dụng quỹ BHYT theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phục vụ nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT; từng bước thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động KCB để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi quỹ BHYT.
Thủ tục tham gia và thanh toán chi phí KCB BHYT cũng là một trong những thành công trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Kết quả điều tra của tác giả thể hiện như sau (Bảng 2.4):
Bảng 2.4. Đánh giá về thủ tục tham gia và thanh toán chi phi KCB BHYT
Đối tƣợng điều tra
Tổng số Mức độ đánh giá (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Rất thuận tiện Thuận tiện Chƣa thuận tiện Còn bất cập 1. Cán bộ thực hiện chính sách BHYT 50 100 6 74 10 10
2. Người tham gia BHYT 100 100 17 75 6 2
(Nguồn: Tác giả tự điều tra)
Kết quả điều tra những người tham gia BHYT và cán bộ thực hiện chính sách BHYT ở bảng trên cho thấy hầu hết đánh giá là thủ tục tham gia và thanh toán chi phí KCB BHYT thuận tiện hoặc rất thuận tiện, 8% người tham gia BHYT đánh giá là chưa thuận tiện hoặc còn bất cập, trong khi đó có đến 20% cán bộ thực hiện chính sách BHYT đánh giá thủ tục chưa thuận tiện hoặc còn bất cập, đa phần là những cán bộ thực hiện chính sách làm công tác tại
các cơ sở KCB… Những con số này nói lên khá nhiều điều để BHXH huyện và các cơ sở KCB BHYT xem xét, cần có biện pháp đổi mới, cải cách trong thời gian tới.
Hai là, những năm qua chính sách BHYT đã cơ bản đi vào đời sống nhân dân và người lao động trên địa bàn. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân về BHYT đã có chuyển biến: Số doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHYT cho người lao động tăng dần; quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH từng bước được củng cố và mở rộng, góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật. Đa số người dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHYT, thường xuyên chủ động tham gia BHYT tự nguyện và có nhu cầu KCB BHYT. Điều đó được chứng minh cụ thể qua kết quả khảo sát của tác giả về mức độ sử dụng thẻ BHYT của người dân: 6% người dân có thẻ BHYT đi KCB hơn 10 lần/năm, 25% đi KCB từ 3-10 lần/năm, 54% đi KCB từ 1-2 lần/năm, 15% người dân chưa bao giờ sử dụng thẻ BHYT để KCB. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay chính sách BHYT đã từng bước trở nên thiết thực đối với đời sống người dân trên địa bàn, giúp họ bù đắp được một phần hoặc toàn bộ chi phí khi gặp rủi ro, ổn định cuộc sống.
Ba là, Đảng và Nhà nước luôn có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách kịp thời về công tác BHYT. Chính sách BHYT đang từng bước thay thế cơ chế bao cấp trong KCB bằng việc Nhà nước tăng đầu tư ngân sách để hỗ trợ cho người dân, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội, người dân và cộng đồng tham gia BHYT để được hưởng dịch vụ KCB, kỹ thuật y tế hiện đại, chất lượng hơn; được cung ứng thuốc KCB, kể cả thuốc mới, hiệu quả giúp hàng triệu người vượt qua ốm đau và các căn bệnh mãn tính, nan y, hiểm nghèo.
Bốn là, nguồn thu ngày càng được mở rộng và tương đối bền vững, do
nguyện. Bên cạnh đó, mức đóng BHYT cũng tăng cao, từ 3% của giai đoạn trước lên 4,5% sau khi Luật BHYT được ban hành. Có được kết quả này là do chính sách pháp luật về BHYT đã có sự điều chỉnh để kịp thời hoàn thiện. Đặc biệt, sau khi điều chỉnh chính sách pháp luật các bên tham gia vẫn hưởng ứng và tham gia ngày càng đông hơn.
Nói về mức độ tương xứng giữa mức đóng BHYT và chất lượng KCB, kết quả điều tra thực tế cho thấy rằng:
Bảng 2.5. Đánh giá về mức đóng BHYT và chất lượng KCB
Đối tƣợng điều tra
Tổng số Mức độ đánh giá (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Rất tƣơng xứng Tƣơng xứng Chƣa tƣơng xứng 1. Cán bộ thực hiện chính sách BHYT 50 100 10 84 6
2. Người tham gia BHYT 100 100 10 83 7
(Nguồn: Tác giả tự điều tra)
Hầu hết người tham gia BHYT cũng như cán bộ thực hiện chính sách BHYT đều cho rằng mức đóng BHYT là tương xứng với chất lượng KCB hiện nay, chỉ 6-7% đối tượng được khảo sát đánh giá chưa tương xứng. Điều đó chứng tỏ chính sách pháp luật về BHYT ra đời và được điều chỉnh là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, với trình độ quản lý của toàn ngành BHXH Việt Nam.
Năm là, do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ổn định, NSNN có điều kiện để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT. Những đối tượng này có thể được miễn toàn phần hoặc miễn một phần phí BHYT. Đây là chính sách giúp tạo động lực, có tính lan toả nhanh để giúp các đối tượng khác còn lại tích cực tham gia BHYT. Đồng thời sự hỗ trợ của NSNN còn thể hiện tính nhân văn của BHYT, để từ đó giúp các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan
ban ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức triển khai chính sách BHYT.
Sáu là, chính sách thông tuyến KCB BHYT đối với tuyến huyện đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng thẻ BHYT. Các cơ sở y tế đã triển khai nhiều hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo chuyên môn cho cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng KCB. Đặc biệt, các đơn vị KCB đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm, y đức của đội ngũ y, bác sĩ và giám định viên BHYT trong công tác KCB và thanh toán chi phí KCB bằng BHYT. Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám định cũng được đổi mới nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ BHYT, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội về lĩnh vực BHYT.
Bảy là, việc tổ chức thực hiện hợp đồng KCB BHYT hàng năm với các
cơ sở KCB đã thực hiện đúng quy định, có sự phối hợp đồng đều giữa các cơ sở KCB với ngành BHXH, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan QLNN cấp trên, chấp hành tốt các điều khoản đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết, thực hiện tốt công tác KCB BHYT, bảo đảm quyền lợi bệnh nhân BHYT, kiểm soát chi phí KCB. Thông qua công tác đấu thầu, công tác giám định, chi phí KCB được kiểm soát tốt, bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng các quy định hiện hành. Việc đảm bảo quyền lợi người bệnh, thực hiện chế độ hồ sơ bệnh án, công tác thống kê, tổng hợp ngày càng tốt hơn, đảm bảo thanh toán đúng quy định.
Tám là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB BHYT
đã phần nào đi vào nề nếp. Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn huyện Hướng Hóa có 100% cơ sở KCB đều sử dụng phần mềm quản lý KCB kết nối liên thông và chuyển dữ liệu đến hệ thống thông tin giám định BHYT. Tỷ lệ liên thông dữ liệu đạt 99%, tỷ lệ hồ sơ gửi đúng ngày đạt trên 95%, 100% cơ sở KCB đều thực hiện giám định điện tử trên phần mềm.
2.4.2. Những hạn chế
Mặc dù cơ quan BHXH cũng như các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện chính sách BHYT, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, về công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH và các cơ quan ban ngành liên quan:
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò quan trọng của BHYT trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân để tiến tới BHYT toàn dân nhưng quan điểm và nhận thức về BHYT vẫn chưa thực sự đầy đủ. Điều này đã thể hiện rất rõ trong các văn bản, nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, có những lúc, một số cơ quan QLNN hiểu chưa thực sự đầy đủ, thậm chí cố tình hiểu sai cho nên vẫn xuất hiện tâm lý thương mại hoá các dịch vụ y tế. Do phần lớn nguồn thu quỹ BHYT của Hướng Hóa được Nhà nước bao cấp, nên một số cơ quan ban ngành chưa thực sự quan tâm, không chỉ đạo quyết liệt việc tham gia BHYT cho người dân. Lãnh đạo địa phương và các ngành đôi lúc chỉ chú tâm phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến các chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHYT. Vì thế, việc phối hợp giữa họ với cơ quan BHXH để tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHYT còn hạn chế. Từ đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHYT.
Một số xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác lập danh sách cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được NSNN hỗ trợ mức đóng BHYT, một phần vì trình độ của cán bộ xã làm công tác này còn thấp, kinh nghiệp làm việc còn kém. Vì vậy, còn xảy ra nhiều sai sót như lập danh sách chậm, nhiều người dân thuộc đối tượng này vẫn chưa được cấp thẻ BHYT, thẻ sai thông tin cá nhân, cấp trùng thẻ BHYT,... Đặc biệt, công tác khai sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ em sống ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn chưa kịp thời ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHYT, gây phiền hà cho người dân khi đi KCB BHYT.
Một số cơ sở KCB BHYT chưa xây dựng kế hoạch kiểm soát chi phí KCB BHYT, còn thờ ơ trong việc phối hợp với cơ quan BHXH quản lý quỹ BHYT hiệu quả dẫn đến việc cung ứng, chỉ định thuốc không tiết kiệm và không có tính kế thừa, sử dụng DVKT rộng rãi, không tiết kiệm làm gia tăng chi phí KCB BHYT.
Thứ hai, về chất lượng KCB BHYT:
Chất lượng KCB BHYT trên địa bàn huyện còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân không muốn tham gia BHYT. Về lâu dài đây luôn là nhân tố tác động rất lớn đến nguồn thu của quỹ BHYT. Thật vậy, nếu chất lượng KCB BHYT yếu kém thì chính sách BHYT có đúng đắn đến đâu đi chăng nữa cũng rất khó thu hút được các đối tượng tham gia, nhất là các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Từ đó ảnh hưởng đến diện bao phủ, đến sức cạnh tranh với bảo hiểm thương mại, đến việc thu hút những người có thu nhập cao tham gia, đến việc một số lượng lớn người dân đi KCB ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc các bệnh viện tư nhân... Qua các giai đoạn triển khai BHYT ở nước ta, đây vẫn luôn là vấn đề nóng được các đối tượng tham gia đánh giá là yếu kém nhất. Điều này được thể hiện ở số liệu điều tra sau khi đã tổng hợp ở bảng 2.6:
Bảng 2.6. Đánh giá về chất lượng KCB BHYT
Đối tƣợng điều tra
Tổng số Mức độ đánh giá (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Rất tốt Tốt Chƣa tốt Còn yếu kém 1. Cán bộ thực hiện chính sách BHYT 50 100 0 40 60 0
2. Người tham gia BHYT 100 100 2 35 55 8
(Nguồn: Tác giả tự điều tra)
Qua bảng trên cho thấy, có 60% số cán bộ thực hiện chính sách BHYT đánh giá chất lượng KCB BHYT là chưa tốt, số đánh giá tốt là 40%. Đặc biệt, qua điều tra 96 người dân đã tham gia BHYT, có đến 55% đánh giá chất
lượng KCB là chưa tốt, 8% đánh giá còn yếu kém, 35% đánh giá tốt và 2% đánh giá rất tốt.
Kết quả khảo sát của tác giả còn cho thấy rằng chỉ có 19% lựa chọn KCB ở TYT xã, 38% lựa chọn KCB ở bệnh viện tuyến huyện, 15% lựa chọn KCB ở tuyến tỉnh, 10% lựa chọn KCB ở tuyến trung ương, 6% chọn bệnh viện/phòng khám tư nhân, trong khi 12% tự mua thuốc khi đau ốm. Có thể thấy được rằng vì đặc thù là vùng núi, cách xa trung tâm, người dân khó có thể tiếp cận với bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh nên số người lựa chọn KCB ở đây không nhiều. Nơi KCB phổ biến nhất ở khu vực này là bệnh viện tuyến huyện (38%), điều này khá dễ hiểu khi chất lượng KCB cũng như cơ sở vật chất của bệnh viện tuyến huyện không thể bằng được bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương nhưng ít ra vẫn còn hơn tuyến xã. Vì vậy, dù rất gần và thuận tiện nhưng chỉ có 19% số người lựa chọn KCB ở tuyến xã, có lẽ chỉ là những trường hợp bệnh nhẹ. Bệnh viện/phòng khám tư nhân chi phí KCB khá đắt nên số lượng người dân lựa chọn không nhiều. Bên cạnh đó, có thể đối với những bệnh nặng, việc đến các cơ sở y tế cấp huyện, tỉnh là điều đương nhiên nhưng khi chỉ mắc bệnh nhẹ, họ sẽ tự mua thuốc chữa trị (12%). Điều này cho thấy việc mua thuốc tự chữa trị mà không cần đơn chỉ định của bác sỹ ở các cơ sở KCB uy tín là khá dễ dàng và tràn lan ở Việt Nam.
Thứ ba, tình trạng gia tăng chi phí KCB BHYT:
Tình trạng gia tăng chi phí KCB BHYT trên địa bàn huyện vẫn còn khá phức tạp, đặc biệt năm 2017 chi phí KCB BHYT gia tăng rất cao so với năm 2016 với tỷ lệ gia tăng hơn 62%. Mặc dù các giải pháp kiểm soát chi phí KCB BHYT thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhưng tình trạng gia tăng chi phí KCB BHYT vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Giá tiền giường bệnh, dịch vụ kỹ thuật xây dựng chưa thực sự hợp lý, cơ cấu giá chưa sát với thực tế đang thực hiện tại các cơ sở y tế vì vậy rất
nhiều giường bệnh, dịch vụ y tế có giá xây dựng cao chênh lệch so với thực tế đang thực hiện tại cơ sở KCB.
Thứ tư, về bất cập trong công tác giám định chi phí KCB BHYT:
Công tác giám định BHYT thực hiện theo Luật, với việc tăng mức đóng và thực hiện cùng chi trả đối với nhiều đối tượng, việc triển khai KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc chuyển đổi giữa mẫu thẻ cũ và mới làm tăng khối lượng công việc giám định. Việc giám định, thanh quyết toán chi phí KCB cho đối tượng trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT còn vướng mắc do sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng sinh. Cơ quan BHXH thì không thu được kinh phí đóng BHYT để phát hành thẻ cho đối tượng này.
Thứ năm, về tình hình cấp thẻ BHYT cho người dân trên địa bàn:
Công tác cấp thẻ BHYT hiện nay vẫn còn nhiều sai sót như: một số người dân đủ điều kiện hưởng BHYT nhưng vẫn chưa được cấp thẻ BHYT, thẻ BHYT sai thông tin còn nhiều, cấp trùng thẻ BHYT, cấp thẻ BHYT chưa kịp thời,… gây phiền hà trong thanh toán KCB BHYT và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT.
Thứ sáu, về công tác tuyên truyền:
Công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy định về chính sách BHYT tuy đã được triển khai nhưng thực hiện chưa sâu sát, chưa