Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những thành tố cơ bản của hệ thống chính trị, của kiến trúc thượng tầng chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực BHYT chính là sự tác động của chính trị xã hội chủ nghĩa đối với chính sách BHYT để thúc đẩy việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT phát triển đúng định hướng đã đề ra.
Sau hội nghị tổng kết Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Ban Bí thư đã nêu ý kiến: “BHXH và BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; là trụ cột của hệ thống ASXH. Đây là hai chính sách lớn song hành giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, khi ốm đau, tai nạn, thất nghiệp…”. Mặt khác, hầu hết các tỉnh ủy, thành ủy và các bộ, ngành đều thống nhất đề nghị Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng về lĩnh vực này để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác BHXH, BHYT trong thời gian tới. Ban Bí thư đồng ý với đề nghị trình Bộ Chính trị xem xét ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác BHXH, BHYT.
Trong bối cảnh đó, ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 21 chính là sự tiếp nối cụ thể hóa định hướng quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: "Bảo đảm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN, trợ giúp xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương” [5].
Trong lĩnh vực BHYT, Nghị quyết số 21 đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển cụ thể về BHYT nhằm tiến tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Có thế nói Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã mang lại nhiều đột phá trong thực hiện chính sách BHYT, không những nâng cao vai trò, trách nhiệm cả hệ thống chính trị vào cuộc mà còn giúp cho việc Ngành BHYT đạt nhiều kết quả trong đa dạng hóa truyền thông chính sách BHYT, đổi mới quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới sự hài lòng người dân.
Nghị Quyết 21 ra đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở nước ta hiện nay; thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sắc toàn diện của Bộ Chính trị đối với công tác
BHYT. Nghị quyết xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành trong việc tổ chức thực