Cơ sở vật chất và điều kiện tài chính đảm bảo cho thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 34)

chính sách BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống ASXH; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT.

Theo phát biểu của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định: Sau 5 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách BHYT đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, qua đó khẳng định Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị là chủ trương lớn của Đảng, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện chính sách BHYT...

Như vậy, chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong vấn đề thực hiện chính sách ASXH trong đó có BHYT. Những năm trước khi Nghị quyết số 21 ra đời, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở các cấp cơ sở tác động rất chậm đến chính sách BHYT. Nhưng sau khi Nghị quyết số 21 ra đời, rõ ràng đã có sự chuyển biến cả về nhận thức, về quan điểm tư tưởng với một quyết tâm chính trị rất cao nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.

1.3.2. Cơ sở vật chất và điều kiện tài chính đảm bảo cho thực hiện chính sách sách

Cùng với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước thì cơ sở vật chất cùng với điều kiện tài chính có tác động lớn và quyết định đến công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Cơ sở vật chất nói đến ở đây không chỉ tại các cơ quan thực hiện chính sách BHYT mà còn ở các cơ sở KCB BHYT. Cơ sở vật chất bao gồm hệ

thống trụ sở, phòng làm việc, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,… Tại các cơ quan thực hiện chính sách BHYT, khi cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu quỹ BHYT, cấp phát thẻ BHYT, hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT đến người dân cũng có hiệu quả hơn. Đồng thời, cơ sở vật chất ở các cơ sở KCB BHYT khi được hiện đại hóa cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng KCB, thay đổi nhận thức của người dân về KCB BHYT và thu hút người dân tham gia BHYT.

Bên cạnh đó, nguồn tài chính sử dụng để thực hiện chính sách BHYT mà cụ thể là quỹ BHYT cũng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng. Quỹ BHYT được đảm bảo và cân đối hài hòa, có kết dư thì chính sách BHYT mới thực hiện có hiệu quả. Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT [22]. Như vậy, mục đích hình thành và tạo lập quỹ BHYT là để đáp ứng nhu cầu chi phí KCB cho những người tham gia BHYT, có dự trữ, dự phòng và chi cho công tác quản lý. Quỹ BHYT là hạt nhân của tài chính BHYT, đảm bảo điều kiện cho công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT. So với quỹ BHXH thì quỹ BHYT chỉ có tính ngắn hạn, vì thế nó luôn được cân đối trong ngắn hạn (tức ngay trong năm tài chính). Bởi vậy, việc có đảm bảo cân đối quỹ hay không rất dễ nhận biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)