Huyện Hướng Hoá nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, giáp với nước bạn Lào, có đường xuyên Á - Quốc lộ 9 đi qua với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; đây là nơi có lợi thế của “điểm đầu” trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; kết nối Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với Khu kinh tế Đông Nam, cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy... Bên cạnh đó, với điều kiện khí hậu mát mẻ và những chính sách thu hút đầu tư kinh tế của chính quyền địa phương cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho những người dân sinh sống trên địa bàn và thu hút dân cư từ những nơi khác đến sinh sống. Vì vậy, đây là nơi có các nhà máy
lớn hoạt động với đông đảo người lao động như Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam, Công ty TNHH Chaichareon Việt Thái, các Nhà máy điện gió,… góp phần đóng góp tăng nguồn thu quỹ BHYT của huyện nhà.
Tuy nhiên, Hướng Hóa là một vùng núi cao thuộc biên giới, diện tích rộng lớn, giao thông đi lại còn khó khăn, nền kinh tế dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung vẫn còn khá nghèo nàn và lạc hậu nên khả năng ứng dụng những đổi mới về khoa học công nghệ còn hạn chế hơn so với những huyện khác, truyền thông về chính sách BHYT vì vậy cũng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, thường sống theo các cụm nhỏ và thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung nên khả năng tiếp cận với tiến bộ xã hội còn chậm, nhận thức của một số người dân về lợi ích của BHYT chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT do đó cũng có phần khó khăn hơn so với vùng đồng bằng.
2.2. Hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện
2.2.1. Hệ thống pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, ngay từ năm 1992, Điều 39, Hiến pháp nước ta đã quy định “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp l ý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT trên cả nước.
Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Ngày 15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ BHYT đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển BHYT.
Chính sách BHYT của nước ta đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 6 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐ- CP, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP). Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã làm cho chính sách BHYT ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước.
BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) của Đảng đều nhất quán chủ trương “Tiến tới BHYT toàn dân” và định hướng phải có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả.
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/6/2014. Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường lãnh đạo công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020.
Theo đó, Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là: “Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%, mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT”. Mục tiêu của Đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới BHYT toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả,
chất lượng và phát triển bền vững. Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Đây cũng là chính sách bảo đảm ASXH và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày 8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ- TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về BHYT cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nâng chỉ tiêu bao phủ về dân số tham gia BHYT năm 2020 lên 90% trở lên cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU, ngày 02/7/2013 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BXHH, BHYT đến năm 2020”; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tiếp đó, Huyện ủy huyện Hướng Hóa đã ban hành Chương trình hành động số 58-CTHĐ/HU ngày 26/7/2013 và UBND huyện Hướng Hóa ban hành Kế hoạch số 91/KH- UBND ngày 04/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.
Sự điều chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT những năm gần đây cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, rất cần thiết có các nghiên cứu đề xuất về giải pháp để tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án Thực hiện lộ trình
tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, trong đó bao gồm những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT hiện hành đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển BHYT trong tình hình mới.
2.2.2. Các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện bàn huyện
Các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa bao gồm: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện; các phòng, ban và cơ quan liên quan như Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện…; các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan gồm Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Hội nông dân và tổ chức BHYT ở địa phương là cơ quan BHXH huyện.
Bộ máy hành chính của huyện Hướng Hóa có 22 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn và 20 huyện (trong đó, có 13 xã đặc biệt khó khăn). Với mô hình tổ chức BHYT hiện nay, BHXH huyện Hướng Hóa là cơ quan địa phương đặt tại huyện Hướng Hóa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Quảng Trị và chịu sự QLNN trên địa bàn của UBND huyện để giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT trên địa bàn huyện do BHXH tỉnh phân cấp. Ở đơn vị hành chính cấp xã, không thành lập cơ quan BHXH mà chỉ có đại lý thu BHYT là thành viên của các Hội, đoàn thể ở xã được UBND cấp xã bảo lãnh ký hợp đồng với cơ quan BHXH cấp huyện để thu BHYT của các đối tượng tự đóng. Cơ quan BHXH có chức năng tổ chức khai thác các đối tượng được quy định có trách nhiệm tham gia BHYT và cung ứng dịch vụ KCB đối với người tham gia BHYT do cơ quan BHXH ký hợp đồng với các cơ sở KCB công lập và tư nhân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các đối tượng quy định tham gia BHYT và các cơ sở KCB này lại do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH không có chức năng xử phạt hành chính về BHYT. Chức năng này thuộc về UBND các cấp và các cơ quan
chuyên môn của UBND cấp tỉnh. Do đó, để việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH phải phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp (Hình 2.2).
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện chính sách BHYT tại huyện Hướng Hóa
Như vậy, với bộ máy chính quyền địa phương ba cấp, cơ quan BHXH chỉ đóng trên địa bàn cấp tỉnh và huyện. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH lại phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp như công tác thông tin, truyền thông về chính sách BHYT; chia sẻ thông tin đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT, công tác thanh tra, xử phạt hành chính về BHYT, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho người có thẻ BHYT,… Trong khi đó, theo phân cấp, UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về BHYT trên địa bàn quản lý nhưng nội dung QLNN chưa rõ ràng, chưa phân định cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ QLNN về BHYT. Do đó, trở ngại trên đã
tạo rào cản trong mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
Tại địa bàn huyện Hướng Hóa, với vai trò Đảng lãnh đạo, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hướng Hóa lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện làm cơ sở định hướng và thực hiện các chính sách về BHYT. Trong những năm qua, Huyện ủy đã đẩy mạnh nâng cao năng lực hiệu quả điều hành của các cấp ủy đảng và chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân có sự đổi mới về nội dung và hình thức, đã ban hành Nghị quyết giám sát đúng với tình hình thực tế, công tác giám sát được chú trọng và thực hiện thường xuyên; các tồn tại, bức xúc được chuyển tải và giải quyết kịp thời. UBND các cấp từ huyện đến 22 xã, thị trấn chủ động triển khai các chủ trương của cấp ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân bằng nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể. Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức giám sát, đánh giá và phản biện xã hội trong quá trình thực thi chính sách.
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng trị Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng trị
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế
Sau khi Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được ban hành, qua nhiều lần thay đổi chính sách thì đến nay, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng là Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT do Chính phủ ban hành ngày 17/10/2018, Thông tư 39/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh
toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2018. Tiếp theo đó BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT.
Tại Hướng Hóa, UBND huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT, cụ thể như: Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 04/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; hàng năm UBND huyện ban hành quyết định giao chỉ tiêu bao phủ BHYT cho từng xã, thị trấn. Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, UBND 22 xã, thị trấn phối hợp với BHXH huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật BHYT cho nhân dân. Gần đây nhất, UBND huyện đã ban hành Công văn số 252/UBND-VP ngày 22/3/2018 về việc tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho từng phòng ban và cơ quan liên quan phối hợp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Các văn bản trên đã tạo thuận lợi cho BHXH huyện trong công tác thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua. Điều này được minh chứng qua kết quả khảo sát của tác giả: 34% cán bộ làm công tác BHYT đánh giá công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT là rất tốt, 60% đánh giá tốt, chỉ có 6% đánh giá chưa tốt, 0% đánh giá còn yếu kém. Như vậy, việc tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước bằng cách tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách BHYT đã mang lại hiệu quả và nhận được đánh giá tích cực trong công tác thực thi chính sách BHYT.
2.3.2. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế y tế
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều nội dung thay đổi theo hướng có lợi hơn đối với người tham gia BHYT như: mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; mở thông tuyến KCB có BHYT; quy định
cụ thể việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT,... Vì thế, công tác tuyên truyền phổ biến Luật BHYT được cơ quan BHXH đặc biệt quan tâm thực hiện.
Cơ quan BHXH đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như phát tờ rơi; tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp và nhân dân, hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách BHXH, BHYT của các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp; tiếp nhận tư vấn quyền lợi khi tham gia BHYT theo quy định mới của Luật BHYT tại cơ quan BHXH, tại cơ sở KCB BHYT và qua điện thoại.
Trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYT, cơ quan BHXH huyện có mối quan hệ chặt chẽ với Phòng