Với UBND huyện và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 101 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Với UBND huyện và các cơ quan liên quan

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về BHYT nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về ý nghĩa và lợi ích mà BHYT mang lại.

- Nâng cao chất lượng dịchvụ khám chữa bệnh bằng BHYT ở các tuyến cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên y tế nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế.

- Xây dựng và triển khai nhiều loại hình BHYT hơn nữa căn cứ vào từng loại đối tượng. Tương ứng với mỗi loại hình, mỗi mệnh giá là mỗi lợi ích khác nhau.

- Khuyến khích mọi người tham gia theo nguyên tắc công bằng xã hội và mang tính nhân văn.

- Triển khai rộng rãi hơn nữa chính sách có thể khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ở các cơ sở y tế tư nhân nhằm giúp cho BHYT nhà nước giảm gánh nặng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ đồng thời tránh sự quá tải cũng như sự ức chế cho người dân khi khám chữa bệnh bằng BHYT.

- Tăng cường thời lượng phát sóng các phương tiện thông tin đại chúng về chuyên mục BHYT để người dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của BHYT.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng cho các đại lý thu bán BHYT và các xã và đại lý thuôc hệ thống bưu điện để làm tốt công tác vận động người dân tham gia BHYT.

- Tăng cường công tác chặt chẽ giữa BHYT với các ban ngành để tổ chức và phát hành thẻ BHYT kịp thời khi người dân tham gia BHYT.

- Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận hồ sơ, khám chữa bệnh và thanh toán BHYT giảm phiền hà cho người dân.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và làm rõ hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong hoạt động QLNN về BHYT tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chương 3 của luận văn tập trung giải quyết các nội dung cơ bản:

Một là, luận văn xác định mục tiêu và phương hướng hoàn thiện QLNN về BHYT.

Hai là, Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về BHYT của huyện Triệu Phong.

Để hoàn thiện luận văn đã đễ xuất 06 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: (1) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò QLNN về BHYT của UBND huyện về việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT; (2) phát hiện, đề xuất, hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHYT; (3) hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động BHYT của huyện, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện BHYT của huyện, (4) đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT; (5) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật về BHYT; (6) tăng cường mối liên kết giữa cơ quan QLNN về BHYT cấp trên với các chủ thể tham gia BHYT trên địa bàn huyện.

Ba là, để các giải pháp có tính khả thi, luận văn đã đưa ra các khuyến nghị với: (1) Cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương; (2) Với UBND và các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND cấp tỉnh; (3) Với UBND huyện Triệu Phong về các nội dung cần đổi mới, bổ sung sửa đổi và tăng cường trong hoạt động QLNN về BHYT.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, việc chú trọng phát triển kinh tế đất nước luôn được đặt trong tương quan gắn liền với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo chất lượng an sinh xã hội ngày càng cao.

Là một trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, BHYT đã và đang đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược y tế quốc gia. Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, đã thể chế hóa chính sách BHYT của nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Cùng với các quy định của Luật, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, số người tham gia BHYT năm 2018 đã đạt tỷ lệ khoảng 85% dân số, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng và bảo đảm, quỹ BHYT đã đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách Nhà nước nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đã được

cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách BHYT hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ tham gia BHYT của một số nhóm đối tượng thấp, tính tuân thủ pháp luật về BHYT chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT còn hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị, Ban, ngành tại huyện Triệu Phong chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến mở rộng đối tượng tham gia BHYT và thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Từ những thực trạng đó, tác giả đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về BHYT tại huyện Triệu Phong, cụ thể:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò QLNN về BHYT của UBND huyện về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.

2. Phát hiện, đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHYT.

3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động BHYT của huyện, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện BHYT của huyện.

4. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BHYT.

6. Tăng cường mối liên kết giữa cơ quan QLNN về BHYT với các chủ thể tham gia BHYT trên địa bàn.

Để các giải pháp luận văn đề xuất được khả thi, luận văn đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền ở trung ương, với UBND các cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh, với UBND huyện Triệu Phong về những nội dung cần hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi và tăng cường.

Để hoàn thiện và tăng cường QLNN, trước mắt huyện Triệu Phong cần tập trung chỉ đạo:

- UBND các xã, thị trấn cần tăng cường công tác QLNN, chỉ đạo các ban ngành theo phân cấp quản lý thực hiện đúng chế độ, chính sách cho đối tượng tham gia BHYT, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHYT; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Các Phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH huyện thực hiện tốt các nội dung trên. Đài truyền thanh huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với các đối tượng người tham gia BHYT. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật đối với mọi người dân. Công khai danh sách các đơn vị vi phạm về BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Do lĩnh vực quản lý nhà nước về BHYT nói chung và quản lý nhà nước về BHYT ở huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị nói riêng còn hết sức mới mẻ, mặt khác do điều kiện nghiên cứu có những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Học viên rất mong được những ý kiến góp ý chỉ bảo của các thầy, cô và các đồng nghiệp./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

2. Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

3. Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

4. Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong (2018), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

5. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, Hà Nội

6. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 29/1/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế, Hà Nội

7. Bộ Y tế (2014), Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Đào Văn Dũng (2009), Thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế ở nước ta thành tựu, thách thức và giải pháp, tạp chí Tuyên giáo số tháng 8/2009, tr34

12. Đào Văn Dũng (2010), Tiến tới bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân, Tạp chí bảo hiểm y tế, Hà Nội

13. Bùi Thị Phương Dung (2015), Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật, Hà Nội 14. Hội đồng Quốc gia (2011), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển

bách khoa, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay, luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học Quốc Gia.

16. International Labour Organization (1952), Công ước số 102 Về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội

17. Trương Chu Mai Khanh (2017), Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, luận văn Thạc sĩ Quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội

18. Ngô Văn Lược (2014), Nâng cao chất lượng phục vụ BHXH, BHYT và sự phát triển bền vững, Tạp chí BHXH tháng 8/2014.

19. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo hiểm xã hội

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2014

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13

23. Quản lý học đại cương, Học viện hành chính Quốc gia

24. Phạm Đình Thành (2004), Các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội

25. Thuật ngữ hành chính, Học viện HCQG, 2002

26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 538/QĐ- TTg ngày 29/3/2013 phê duyệt “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2011-2015 và 2020", Hà Nội

27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 2/4/2015 về tăng cường thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế, Hà Nội.

28. UBND huyện Triệu Phong (2015), Kế hoạch 395/KH-UBND năm 2015 thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

29. UBND huyện Triệu Phong (2015), Kế hoạch số 2775/KH-UBND ngày 14/7/2015 về triển khai thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2015- 2020, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

30. UBND huyện Triệu Phong (2015), Kế hoạch số 4309/KH-UBND ngày 16/10/2015 Kế hoạch triển khai lập Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

31. UBND huyện Triệu Phong (2016), Kế hoạch số 3859/KH-UBND ngày 9/9/2016 về đẩy mạnh BHYT toàn dân đến năm 2020, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

32. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Thông tin chuyên đề “Bảo hiểm y tế toàn dân – Thực trạng và kiến nghị”, Hà Nội

33. Văn phòng Quốc hội (2014), Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật BHYT, Hà Nội

34. Văn phòng Quốc hội (2015), Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật BHYT, Hà Nội

35. Viện chiến lược chính sách y tế (2006), Báo cáo đánh giá chính sách và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Trang Web 36. http://trieuphong.quangtri.gov.vn/about/Ban-do-hanh-chinh.html 37. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Luat-Bao-hiem-y-te-sua- doi-2014-238506.aspx 38. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Chi-thi-05-CT-TTg-2015- tang-cuong-thuc-hien-chinh-sach-Bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te- 270028.aspx 39. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bao-hiem/Quyet-dinh-538-QD-TTg- nam-2013-phe-duyet-De-an-thuc-hien-lo-trinh-BHYT-toan-dan-179586.aspx

PHỤ LỤC

Hình 2.1:Học sinh, sinh viên tham gia Hội thi tìm hiểu chính sách BHYT

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

Hình 2.2: Hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Triêu Phong

Hình 2.3:Hoạt động tuyên truyền trực quan và lƣu động kỷ niệm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam do UBND huyện phối hợp với BHXH tổ chức

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

Hình 2.4:Đoàn viên thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền cho các tiểu thƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)