Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động BHYT trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động BHYT trên địa bàn

huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Đối với công tác tham mưu QLNN về BHYT, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối, chủ trì các hoạt động, song cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để có thể thực hiện tốt công tác này. Trong đó, BHXH Việt Nam trực tiếp quản lý hệ thống BHXH, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Chính phủ quản lý BHXH Việt Nam thông qua Bộ lao động và Hội đồng quản lý BHXH, với đại diện lãnh đạo các bộ ngành có liên quan theo quy định tại Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/01/2014.

Đặt trong mối tương quan chung, ngành y tế và một số bộ ngành khác được quy định phối hợp thực hiện chức năng QLNN về BHYT nhằm đảm bảo thực thi các chính sách, pháp luật liên quan tới BHYT. Và đối với nguồn nhân lực Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm quy định về nhân lực tham gia các hệ thống BHXH và nhân lực ngành y tế, “chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh, thành phố tổ chức bộ phận chuyên trách về BHYT thuộc Sở Y tế để tham mưu công tác QLNN về BHYT tại địa phương”. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch Số: 51/2015/TTLT-BYT-BNV ban hành ngày 15/12/2015 hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của phòng y tế tại cấp huyện, chưa có những quy định cụ thể đối với cán bộ thực hiện công việc liên quan tới QLNN về BHYT.

Tóm lại, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách quy định về tổ chức, nhân lực hoạt động QLNN về BHYT nói chung và tại huyện Triệu Phong nói riêng vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể. Các văn bản chủ yếu liệt kê nhiệm vụ và chức năng hoạt động QLNN về BHYT của các đơn vị trong và ngoài ngành y tế, tuyến trung ương và tuyến tỉnh, riêng tuyến huyện hầu như chưa có văn bản nào quy định về nguồn nhân lực thực hiện công tác QLNN cấp huyện. Đối với tuyến trung ương mới chỉ đề cập sơ bộ cơ cấu, tổ chức của một đơn vị QLNN là Vụ BHYT thuộc bộ y tế. Tuyến tỉnh mới chỉ có quy định về việc tổ chức bộ phận chuyên trách về BHYT tại Sở Y tế mà chưa làm rõ cơ cấu tổ chức và nhân lực của bộ phận này như thế nào.

Bởi vậy, vấn đề bố trí sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện QLNN về BHYT nói chung và trên địa bàn huyện Triệu Phong chưa được quan tâm, chưa bố trí chuyên trách QLNN về BHYT, chưa có sự xác định rõ ràng về chức trách giữa QLNN về BHYT và hoạt động sự nghiệp BHYT nên không tránh khỏi sự lẫn lộn, trùng chéo trong công việc...

2.3.4. Hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế

Việc truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với chính sách BHYT để thuyết phục, động viên mọi người nêu cao ý thức, trách nhiệm tự nguyện, tự giác tham gia BHYT có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần làm tăng nhận thức của xã hội về chính sách BHYT.

Những năm qua, công tác truyền thông luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của QLNN huyện Triệu Phong, của ngành BHXH, BHYT huyện, ngoài những chương trình truyền thông của BHXH tỉnh, của BHXH, BHYT huyện thì UBND huyện Triệu Phong đã thực hiện công tác này bằng các hình thức:

- UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai và tuyên truyền Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT đến các cơ sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, UBND các xã, thị trấn và một số đơn vị đóng trên địa bàn huyện.

- Các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT đến cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc ngành quản lý.

- BHXH huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thu nộp BHYT. Ngoài ra còn phân công cán bộ trực tiếp làm công tác thu, dự họp và trực tiếp hướng dẫn tại đơn vị, thông qua các hội nghị hoặc trực tiếp xuống cơ sở như họp hội phụ huynh học sinh, họp thôn, họp hội nông dân, phụ nữ …

- Xây dựng các chương trình phối hợp tuyên truyền với các ban, ngành có liên quan như: Phòng Giáo dục – Đào tạo để hướng dẫn, tuyên truyền học sinh sinh viên; Phòng Lao động thương binh xã hội triển khai và lập danh sách người nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; Với các xã, thị trấn triển khai đối tượng tham gia BHYT. Tổ chức và huy động học, sinh viên tham gia hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHYT (xem hình 2.1 phần phụ lục).

- UBND huyện Triệu Phong phối hợp với BHXH huyện tổ chức phổ biến chính sách BHYT đến với người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, hội viên các tổ chức Hội, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trên địa bàn tại các buổi tuyên truyền, tổ chức đối thoại chính sách BHXH, BHYT tại chỗ, ngoài ra còn tổ chức đối thoại, giải đáp chính sách tại các xã phường. (xem hình 2.2 phần Phụ lục)

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Đài Phát thanh và truyền hình huyện tuyên truyền về những điểm mới của Luật BHYT sửa đổi, các quy định về thông tuyến khám chữa bệnh, tăng giá dịch vụ y tế; công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT; tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình; đồng thời, biên soạn và cung cấp đĩa tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT cho các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại địa phương;

+ Xây dựng phóng sự truyền hình người thật, việc thật về những trường hợp học sinh bị bệnh có chi phí lớn nhưng nhờ có tham gia BHYT đã giảm được gánh nặng tài chính cho gia đình;

+ Tổ chức đối thoại doanh nghiệp, tọa đàm về nội dung “Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXH, BHYT tại địa phương”; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở khám chữa bệnh BHYT tổ chức các Hội nghị đối thoại, tuyên truyền trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động và người dân về chính sách BHYT , tuyên truyền, giải đáp thắc mắc và phát tờ rơi cho người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh...

+ Nhân ngày BHYT Việt Nam – ngày 01/07 hàng năm, UBND huyện đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, giao phòng y tế và BHXH huyện phối hợp cùng các ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động như: phối hợp với Trung tâm văn hóa huyện tổ chức treo các băng rôn tại trụ sở cơ quan BHXH huyện và trên các trục đường vào Trung tâm hành chính của huyện để tuyên truyền về ngày BHYT Việt Nam; (xem hình 2.3 phần Phục lục)

+ Các hình thức khác như panô, in tờ rơi, tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về BHYT “chúng em với BHYT học sinh”, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHYT được phát động trong công đoàn viên chức toàn huyện.

+ UBND huyện phối hợp với Ban Quản lý chợ Triệu Phong tổ chức phát loa tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT kết hợp cấp phát tờ gấp tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình cho đông đảo tiểu thương và nhân dân nhằm thay đổi căn bản nhận thức của mọi người về hai chính sách trụ cột của hệ thống an sinh và từ đó tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.(xem hình 2.4 phần Phụ lục)

Tóm lại, công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về BHYT trong thời gian qua tại địa bàn đã được tăng cường bằng nhiều hình thức nhưng mới chỉ tập trung được vào các nhóm đối tượng có tính chất bắt buộc, nhóm có tổ chức đông người chưa có cách thức đột phá nhất là đối với đối tượng tự nguyện (phần lớn các hộ nông dân), hộ kinh doanh cá thể và những người làm nghề tự do.

Thực tế công tác này còn một số tồn tại, bất cập như:

- Chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, có những cấp ủy, chính quyền, ban, ngành còn đứng ngoài cuộc, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình. Thậm chí coi đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT ở một số xã, chưa đạt được kỳ vọng.

- Kinh phí cho công tác tuyên truyền hiện nay chưa được quy định rõ ràng, do UBND huyện hoặc của ngành BHXH hay do quỹ BHYT được chi và mức chi trong chính sách BHYT để đáp ứng yêu cầu. Vì vậy cần có quy định rõ ràng vì đây là chính sách quốc gia, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)