Khái quát về phát triển Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Khái quát về phát triển Kinh tế xã hội

Năm 2018 huyện Triệu Phong đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt, tăng trưởng kinh tế đạt 13,1 % là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển khá toàn diện, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt hơn 16.100 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 65.500 tấn… đã xây dựng được nhãn hiệu “Gạo sạch Triệu Phong”. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, tổng diện tích đất rừng toàn huyện gần 16.800 ha, diện tích rừng trồng mới hơn 1.100 ha, đã có 340 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ngày càng phát triển, sản lượng khai thác ước đạt hơn 3.300 tấn. Hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trên địa bàn được đẩy mạnh, có 6 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 40 tỷ đồng, hiện có 10 dự án đang trình cấp tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư. Công tác an sinh xã hội, giải quyết các chế độ chính sách, công tác giảm nghèo cũng được địa phương quan tâm thực hiện, qua đó trong năm đã có gần 296 người đi xuất khẩu lao động…Qua đó, tính đến hết năm 2018, giá trị sản xuất các ngành tại Triệu Phong ước đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 514 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương hơn 500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 39,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,62%, tạo việc làm mới cho gần 1.800 lao động.

Năm 2019, huyện Triệu Phong đề ra mục tiêu tổng quát: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất. Nâng cao chất lượng hiệu

quả và tính thực chất trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp… Phân đấu đưa giá trị tổng sản xuất các ngành tăng 12 - 13%, thu nhập bình quân đầu người 43 - 44 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 5%, duy trì độ che phủ rừng 42%...

Để đạt được kết quả đó, ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện, Huyện ủy Triệu Phong sớm ban hành quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa và chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015- 2020. Đồng thời cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và tập trung ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy cơ sở, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị của huyện về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó, Huyện ủy ban hành nhiều nghị quyết, kết luận chuyên đề như: “Về xây dựng cánh đồng lớn và phát triển trang trại, gia trại giai đoạn 2016- 2020”; Kết luận tiếp tục thực hiện nghị quyết của Huyện ủy (khóa XVIII) “Về phát triển cây cao su tiểu điền vùng gò đồi giai đoạn 2011- 2015”, “Về phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011- 2015”, “Về xây dựng nông thôn mới huyện Triệu Phong giai đoạn 2011- 2015”, “Về quy hoạch và tổ chức sản xuất một số giống cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011- 2015”, “Về kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020”, “Về một số nhiệm vụ, giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi”; Chỉ thị “Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn huyện”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)