7. Kết cấu của luận văn
1.3.7. Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHYT
Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHYT là một nội dung của QLNN được tiến hành định kỳ hàng năm: thông qua hoạt động này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể đánh giá được mức độ thực hiện chủ trương, chỉnh sách, pháp luật BHYT; thấy được mặt mạnh, mặt yếu, những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những vướng mắc tồn tại để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Thông qua việc sơ kết, tổng kết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng biết được tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của các bên tham gia BHYT để xử lý kịp thời nhằm làm cho sự nghiệp BHYT hoạt động ngày một tốt hơn.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế của một số địa phƣơng và bài học cho huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
1.4.1. Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Bảo hiểm y tế học sinh là một giải pháp cơ bản để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh hiệu quả ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và trong các nhà trường, Công tác BHYT học sinh trên địa bàn huyện Mỹ Đức dần được chuyển biến, số học sinh năm sau thu tăng cao hơn năm trước. Theo báo cáo của BHXH huyện, tính tới tháng 7/2018, đã có 25.612/30.258 em học sinh có thẻ BHYT, đạt 84,65%.
Để học sinh tham gia BHYT, huyên cũng như các nhà trường trên địa bàn huyện đã kết hợp nhiều giải pháp và thực hiện theo trình tự hợp lý, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh, cán bộ, giáo viên thấy được BHYT không chỉ là hình thức đề phòng rủi ro bệnh tật và tai nạn bất thường mà còn là biện pháp quan trọng giáo dục tính nhân đạo, lòng nhân ái, chia sẻ nỗi bất hạnh của bạn bè và cộng đồng. Vào đầu năm học, nhà trường tuyên truyền nội dung về quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT
đến tận phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, cấn phải gắn với điển hình người thật, việc thật để chứng minh lợi ích thiết thực của BHYT. Và nhà trường tập trung tăng cường đầu tư vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, trường có tủ thuốc trang bị đầy đủ vận dụng, thuốc… trong việc sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Phòng y tế trường học được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế cần thiết. Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhưng phòng y tế của nhà trường trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, cũng là góp phần tăng cường thể chất, vì sức khỏe thế hệ trẻ và tương lai đất nước.
1.4.2. Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Qua kinh nghiệm thực tiễn và qua Hội nghị tổng kết công tác Đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong toàn huyện, để ngày càng phát triển bền vững đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT, huyện đã nêu ra một số bài học rút ra là:
- Tiếp tục mở rộng đại lý thu đến UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức kinh tế đủ mạnh về chất lượng (nhân viên đại lý thu phải được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về chính sách BHYT, thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu tiền, lập danh sách nhận và cấp phát thẻ BHYT, đặc biệt nhân viên đại lý thu phải có cái tâm tức là đạo đức nghề nghiệp, biết quan tâm đến người tham gia BHYT, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân, quan tâm về thời gian tham gia, thời gian hết hạn sử dụng thẻ để đôn đốc nhắc nhở nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục thẻ BHYT) và số lượng (mỗi xã có ít nhất 03 nhân viên đại lý thu), mỗi nhân viên đại lý thu phải có một điểm thu, danh sách các nhân viên đại lý thu và điểm thu phải được thông báo rộng rãi đảm bảo người có nhu cầu tham gia
BHYT dễ tiếp cận và thuận lợi hơn, đây là “yếu tố quan trọng hàng đầu” trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ BHYT toàn dân.
- Tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi…Công tác tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả người lao động, người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên, nhân dân tại các thôn, buôn, tổ dân phố… và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT, đặc biệt tuyên truyền vận động để người dân tích cực tham gia BHYT theo hộ gia đình, đảm bảo trong năm tài chính có 100% thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT để được giảm trừ mức đóng, một mặt tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT, mặt khác giảm bớt một phần khó khăn về tài chính khi có nhiều người trong hộ tham gia BHYT.
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phương, các phòng chức năng, các tổ chức Hội - Đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT toàn dân, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ người dân, tuyên tuyền, vận động người dân tham gia BHYT. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy và chính quyền thực sự quan tâm, vào cuộc thì nơi đó người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều.
- Củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám, chữa bệnh BHYT thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, bảo đảm chất lượng phục vụ và sự
hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT sẽ thu hút người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều, những người đã tham gia sẽ tiếp tục tham gia khi thẻ BHYT hết giá trị sử dụng, thể hiện tính cộng đồng, chia sẻ và tính bền vững cao.
1.4.3. Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Xác định được nhiệm vụ của ngành là quản lý có hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh BHYT, BHXH thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT nhằm ngăn ngừa các biểu hiện lạm dụng quỹ BHYT, đó là:
- Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT, tại buổi họp hội đồng bệnh nhân ở các khoa, phòng của bệnh viện. Đặc biệt quan tâm tuyên truyền nội dung quyền lợi được hưởng khi đi khám chữa bệnh và giá dịch vụ y tế đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT theo thông tư 02/2017/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế, Bộ tài chính.
- Triển khai, phổ biến, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt nam và của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đến Trung tâm y tế và các Trạm y tế xã trên địa bàn;
- Dự giao ban ít nhất một tháng 1 lần với Trung tâm y tế thị xã, để thông báo việc thực hiện dự toán tại đơn vị, đồng thời trao đổi với lãnh đạo các khoa phòng về những tồn tại vướng mắc tại cơ sở;
- Bộ phận giám định thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên trao đổi với nhân viên của Bệnh viện, của các trạm Y tế tuyến xã để kịp thời phối hợp giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà cơ sở khám, chữa bệnh gặp phải;
- Phối hợp với UBND các xã kiểm tra tại các Trạm y tế xã và nơi cư trú của người bệnh; trực tiếp kiểm tra bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày tại các khoa phòng của bệnh viện, tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh
BHYT và cung ứng dịch vụ y tế cho người bệnh BHYT, kiên quyết từ chối những chi phí khám chữa bệnh không đúng quy định;
- Hàng tháng, quý lập bảng phân tích so sánh số lượng bệnh nhân và chi phí phát sinh của tháng trước so với tháng sau, quý trước so với quý sau, đánh giá hợp lý về cơ cấu chi phí và chỉ định điều trị tại các Trạm y tế và tại Trung tâm y tế thị xã;
- Thường xuyên rà soát, đánh giá, kiểm tra việc sử dụng thuốc, vật tư y tế tiêu hao tại cơ sở khám chữa bệnh, đối chiếu với số lượng thực tế sử dụng với kế hoạch;
- Tăng cường đôn đốc Trung tâm y tế thị xã và các Trạm y tế xã hàng ngày đưa dữ liệu lên cổng thông tin giám định BHYT, đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trên Cổng thông tin giám định BHYT.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Từ những bài học kinh nghiệm của một số địa phương, tác giả nhận thấy huyện Triệu Phong cần phải thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Phòng Y tế huyện cần tăng cường QLNN về BHYT, phối hợp với BHXH huyện, cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT. Bảo hiểm Xã hội huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đến người lao động và nhân dân, đặc biệt phổ biến sâu rộng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia BHYT cho đối tượng chính sách, người nghèo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh…
Mặt khác, Trung tâm y tế huyện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là quy trình khám bệnh, chữa bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, chữa bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng
khám, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh và nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế, góp phần đảm bảo chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh.
Ngoài ra, UBND huyện cũng yêu cầu các xã tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể để thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch về BHYT trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, rà soát và lập danh sách đề nghị cấp Thẻ BHYT kịp thời, chính xác; tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn tham gia BHYT nhằm nâng cao tỷ lệ đối tượng tham gia BHYT; có giải pháp vận động cụ thể, thực hiện giao chỉ tiêu vận động đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đến tận thôn, bản, tổ dân phố; chú ý đảm bảo trẻ em dưới 06 tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội đều có Thẻ BHYT… Đặc biệt, căn cứ vào tình hình thực tế gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND các xã cần đưa chỉ tiêu phát triển BHYT trong nhân dân thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để giải quyết nội dung của chương, luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:
Một là, khái quát một số vấn đề lý luận, các nội dung khoa học của QLNN về BHYT: nêu một số khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước, QLNN về BHYT, nêu vai trò của QLNN về BHYT.
Hai là, phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về BHYT, sự cần thiết của QLNN về BHYT.
Ba là, xác định chủ thể và nội dung QLNN về BHYT bao gồm 7 nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng hệ thống văn bản, chính sách và hướng dẫn triển khai các văn bản, chính sách, pháp luật về BHYT.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động BHYT.
- Tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN bà hoạt động BHYT.
- Tổ chức triển khai thực hiện BHYT.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHYT. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động BHYT. - Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHYT.
Bốn là, trình bày kinh nghiệm của một số huyện đại diện ở các vùng và rút ra bài học cho huyện Triệu Phong.
Qua các nội dung trình bày của chương cho thấy cơ sở khoa học của QLNN về BHYT. Mặt khác cũng cho thấy, QLNN về BHYT là quản lý nhà nước một lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với nước ta, đặc biệt mới mẻ đối với cấp địa phương đòi hỏi phải có những đầu tư nghiên cứu từ cơ sở khoa học và từ thực tiễn để đúc kết, rút ra cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện QLNN đối với BHYT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững BHYT trong tiến trình phát triển đất nước.
Bốn là, luận văn đã nêu kinh nghiệm của một số địa phương có kinh nghiệm nhất định về BHYT và QLNN về BHYT để rút ra những kinh nghiệm hữu ích với luận văn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về kinh tế-tự nhiên xã hội huyện Triệu Phong
2.1.1. Khái quát về địa lý, điều kiện tự nhiên
Triệu Phong là một huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Trị. Huyện nằm về phía đông nam của tỉnh và trải ngang như một tấm khăn chùng từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ và Đa Krông ra đến Biển Đông; chiều dài trên đất liền từ tây sang Đông hơn 30 km, chiều rộng ở vùng đồng bằng từ 10 đến 13 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 354,92 km²,, bao gồm 18 xã và một thị trấn.
Địa hình huyện Triệu Phong nghiêng từ Tây sang Đông, được chia 3 vùng rõ rệt: gò đồi, đồng bằng và vùng cát ven biển. Vùng gò đồi chiếm 51,08% diện tích đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang. Đây là nơi phát triển các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp trồng cây hoa màu, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại.
Vùng đồng bằng rộng từ 7 đến 8 km với diện tích chiếm 38,39% diện tích đất tự nhiên gồm các xã: Triệu Thành, Triệu Long, Triệu Đông, Triệu Hòa, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Phước, Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Thị trấn Ái Tử và một phần của xã Triệu Giang.
Phía Đông huyện là một dãi cát dài chạy theo bờ biển suốt từ Bắc chí Nam dài trên 15 km, rộng từ 4 đến 4,5 km với diện tích chiếm 10,53% đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An. Đây là một phần của dãi tiểu Trường Sa. Có bờ biển dài 18 km. Ngư trường đánh bắt tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như mực, ghẹ, tôm, các loài cá phục vụ xuất khẩu.
Ở vị trí nói trên, Triệu Phong có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây.
2.1.2. Khái quát về phát triển Kinh tế - xã hội
Năm 2018 huyện Triệu Phong đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt, tăng trưởng kinh tế đạt 13,1 % là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển khá toàn diện, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt hơn 16.100 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 65.500 tấn… đã xây dựng được nhãn hiệu “Gạo sạch Triệu Phong”. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, tổng diện tích đất rừng toàn huyện gần