Sự cần thiết quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế

Thứ nhất,sự quản lý, sự điều tiết của nhà nước trong BHYT nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các bên tham gia hoạt động BHYT, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người...là mục đích cao của QLNN. BHYT là một nội dung quan trọng của chính sách an sinh xã hội và được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm, mặt khác BHYT là một lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến thể chất, đến chất lượng sống của nhân dân; nỏ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược và mục tiêu của quốc gia trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc con người Việt Nam; nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nguồn nhân lực – lực lượng sản xuất chủ yếu của đất nước.... Chính vì vậy, để đảm bảo cho BHYT phát triển ổn định, hài hòa và thực hiện được chức năng cao cả của BHYT, để BHYT có thể huy động được tối đa toàn dân tham gia BHYT, phát huy được tối đa nguồn nhân lực thu được từ BHYT vào việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; đổi mới hoạt động và hạn chế các tiêu cực thì cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước phải thể hiện vai trò của mình để đảm bảo BHYT phát triển theo mục tiêu phát triển của đất nước.

Thứ hai, xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đường lối phát triển kinh tế của đất nước đã được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI tiếp tục được khẳng định qua các đại hội VII, VIII, IX, và Đại hội X: Đó là đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Trong những năm qua, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhà nước đã đóng một vai trò không thể thiếu nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế không đi chệch mục tiêu XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức và thử thách như: sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp,sự phân hóa giàu nghèo và mặt trái của cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự bảo trợ của nhà nước cho những người thuộc nhóm yếu thế, những người lao động rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một gia tăng. Để bảo vệ lợi ích của người lao động và thực hiện các chính sách ưu đãi và chính sách xã hội...thông qua hệ thống chính sách An sinh xã hội và chính sách ưu đãi người có công, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách BHXH, chính sách BHYT. Trong đó, việc tăng cường QLNN phải làm sao vừa quản lý, vừa kiểm soát được các hoạt động BHYT nhưng không làm hạn chế sự phát triển của xã hội nói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động BHYT phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay trong việc QLNN đối với hoạt động BHYT nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Tức là, vấn đề tăng cường QLNN không chỉ nhằm vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nhằm vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, tăng cường QLNN đối với hoạt động BHYT là một yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần phải xây dựng và hoàn thiện

hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, tăng cường QLNN đối với hoạt động BHYT là một mục tiêu nhằm thực hiện yêu cầu xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc tăng cường QLNN đối với hoạt động BHYT với mục đích tạo ra một cơ chế, chính sách công bằng, dân chủ đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người lao động, đòi hỏi của xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia quan hệ BHYT.

Tăng cường QLNN đối với hoạt động BHYT nhằm xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng BHYT và trách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động BHYT; thông qua hệ thống Luật BHYT làm phương tiện để nhà nước quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát để mọi quan hệ BHYT hình thành, vận động và phát triển nhằm đạt mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân như đúng bản chất vốn có của Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)