7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý
triển BHYT. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật BHYT trên địa bàn, xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, những hành vi vi phạm pháp luật.
Việc ban hành các văn bản của địa phương phải tuân thủ nguyên tắc không được trái hoặc mâu thuẫn với văn bản cấp trên, phải tạo sự thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đảm bảo tính ổn định bình đẳng và nghiêm chỉnh trong quá trình thực thi pháp luật BHYT.
1.3.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động BHYT
Hoạt động BHXH nói chung và BHYT nói riêng trong nền kinh tế thị trường diễn ra hết sức phức tạp. Mặt khác lĩnh vực này đối với nước ta còn khá mới mẻ, do đó nhà nước phải có chiến lược, kế hoạch tổ chức hoạt động BHYT cụ thể. Đây chính là công cụ tác động vào lĩnh vực BHYT để thúc đẩy sự phát triển, ổn định và bền vững. Để xây dựng được chiến lược, kế hoạch hoạt động BHYT trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng, cần phải trên cơ sở chiến lược tổng thể về kinh tế - xã hồi, về ASXH để xác định chiến lược phát triển BHYT phù hợp với điều kiện đất nước (hoặc địa phương), phát huy các điều kiện đặc thù, huy động được nội lực để thu hút mọi đối tượng tham gia BHYT.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý và hoạt động BHYT động BHYT
Nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ QLNN và nguồn nhân lực hoạt động sự nghiệp BHYT có ảnh hưởng quyết định đến kết quả và sự phát triển của BHYT.
Để thực hiện chức năng QLNN và thực thi sự nghiệp BHYT của quốc gia nói chung hay của một vùng, một tỉnh, một địa phương nào đó, thì việc tổ chức bộ máy quản lý hay hoạt động cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực quản lý và hoạt động BHYT được diễn ra như một tất yếu và cần được quan tâm thực hiện thường xuyên.
Về tổ chức bộ máy: Do BHYT là một hoạt động mang tính đặc thù và hết sức nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến yếu tố con người, đến sức khỏe nhân dân, bởi vậy việc tổ chức bộ máy QLNN phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, gọn nhẹ và họatj động có hiệu lực, hiệu quả từ trung ương đến địa phương; đội ngũ công chức thực thi công vụ trong bộ máy phải là những người có đức, tinh thông nghiệp vụ, tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân.
Đối với các đơn vị sự nghiệp BHYT phải được tổ chức khoa học, tinh gọn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của từng địa phương. Đội ngũ viên chức trong bộ máy hoạt động sự nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn nhất định về đạo đức, phẩm chất nghiệp vụ và tinh thần phục vụ nhân dân.
Để có được đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu của BHYT đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và trong chương trình đào tạo phải có tính cập nhật cao.