7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thựchiện văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong
Trong những năm qua, huyện Triệu Phong đã tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về BHYT theo quyết định số 538/QĐ- TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020; Chương trình hành động số 171 – Ctr/TU ngày 26/3/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020; Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 11/01/2017 của UBND Tỉnh về phát triển BHYT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020.
Thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Huyện Ủy, UBND huyện Triệu Phong đã có một số văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ BHYT thống nhất trên toàn huyện như:
- Kế hoạch số 2775/KH-UBND ngày 14/07/2015 triển khai kế hoạch 104/KH-UBND ngày 19/05/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020;
- Chương trình hành động số 09-Ctr/HU ngày 04/06/2013 về việc thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”;
- Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 24/07/2016 triển khai việc thực hiện chương trình hành động số 09- Ctr/HU của Huyện Ủy Triệu Phong về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn huyện Triệu Phong.
- Kế hoạch số 4309/KH-UBND ngày 16/10/2015 triển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong.
- Để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho học sinh, hoàn thành chỉ tiêu 100% học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện tham gia BHYT, ngày 27/11/2018, UBND huyện Triệu Phong đã có Công văn số 2624/UBND-BHXH về việc thực hiện BHYT học sinh năm học 2018 - 2019. Theo đó, UBND huyện yêu cầu Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện chỉ đạo các trường học trực thuộc tích cực tuyên truyền, vận động kịp thời đối với các trường hợp chưa tham gia BHYT, triển khai công tác BHYT đảm bảo đạt chỉ tiêu 100% học sinh tham gia BHYT trong năm học 2018 - 2019; tổ chức thực hiện tốt nội dung yêu cầu tại Công văn số 1018/LT-BHXH- GD&ĐT ngày 27/8/2018 của liên ngành BHXH tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2018 – 2019.
Việc quy định thẩm quyền QLNN về BHYT từ cơ quan Trung ương tới cơ quan địa phương, từ cơ quan có thẩm quyền chung đến cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cho thấy trách nhiệm vào cuộc của toàn hệ thống hành chính. Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm và cơ chế thực thi
trách nhiệm đối với công tác quản lý nhà nước, còn chồng chéo, cơ chế phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ chức năng các cấp.
Việc QLNN về BHYT hiện tại khá phức tạp và thiếu rành mạch. BHXH Việt Nam vẫn được phân giao chức năng hoạt động sự nghiệp BHYT. Luật BHYT trao cho Bộ Y Tế quyền QLNN về BHYT. Song lại thiếu văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ quản lý sự nghiệp BHYT và nhiệm vụ QLNN về BHYT nên ở cấp địa phương có sự chồng chéo nhiệm vụ của nhau, có việc cả hai ngành y tế và BHXH cùng làm, nhưng có việc thì lại đùn đẩy cho nhau và vì thế khó tạo ra một cơ chế thống nhất. Thậm chí có việc không đủ thẩm quyền lại được giao nhiệm vụ. Chẳng hạn giao cho BHXH thực hiện chức năng thanh tra BHYT...
Bộ y tế có chức năng QLNN về BHYT có nhiệm vụ chủ trì xây dựng cơ chế chính sách chung về BHXH, các quyết định về các gói quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, quản lý các cơ sở y tế thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh...
BHXH có chức năng quản lý hoạt động sự nghiệp BHYT, thực hiện thnah tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động BHYT (sự tham gia, đăng ký, thẻ BHYT, thu, thực hiện các gói quyền lợi, giám định, giải quyết các khiếu nại mâu thuẫn...). Những hoạt động về QLNN và quản lý hoạt động sự nghiệp BHYT ở cấp huyện rất cần sự phối hợp, chia sẻ rủi ro...nhưng ở huyện Triệu Phong sự phối hợp này còn chưa chặt chẽ làm hạn chế tính chủ động trong QLNN về BHYT trên địa bàn huyện.
Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác BHYT của cơ quan QLNN về BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong ít được chú trọng. Trình tự, thủ tục soạn thảo và ban hành vẫn chưa đảm bảo, văn bản ban hành còn chậm, chồng chéo. Ở cấp huyện, với vị trí là cơ quan chấp hành và thừa hành, chủ yếu triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên nên
một số văn bản của địa phương ban hành chỉ sao lại và cụ thể hóa những quy định của cấp trên ở địa phương, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính và tránh làm chậm thời gian có hiệu lực của văn bản do cấp trên ban hành.
Những văn bản chỉ đạo phối hợp giữa cơ quan BHXH huyện Triệu