7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động và tăng cường đào tạo, bồ
Theo luật BHYT quy định thẩm quyền QLNN về BHYT từ Trung ương đến cơ sở, từ cơ quan có thẩm quyền chung đến cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Tuy nhiên
chưa có phân định rõ ràng về trách nhiệm và cơ chế vận hành cho các bên, các cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn nên dẫn đến tình trạng:
- Chức năng nhiệm vụ bị phân tán, chồng chéo.
- Nhân sự thiếu, làm việc kiêm nhiệm thiếu chuyên trách.
- Có nơi có việc còn xung đột về thẩm quyền, chức trách.
- Có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giám sát, xử lý vướng mắc.
- Bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả.
- Giữa QLNN và hoạt động sự nghiệp BHTY còn lẫn lộn.
Từ thực trạng trên đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy và phải có sự quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng các cấp.
Tại huyện Triệu Phong cũng không nằm ngoài thực trang chung đó, phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở y tế.
Theo quy định, phòng y tế là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về y tế nói chung và BHYT nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, Sở y tế quản lý dân số đến từng thôn, tổ dân phố và nhân lực, chuyên môn và tài chính, nên Trung tâm huyện trực tiếp báo cáo Sở y tế, ngoại trừ những việc cần sự hỗ trợ của huyện hoặc báo cáo theo quy định thì Trung tâm y tế mới báo cáo phòng y tế để xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.
Đối với hoạt động QLNN về BHYT, phòng y tế không thể thực hiện được chức năng này trên địa bàn một cách chủ động mà mới chỉ là cơ chế phối hợp, điều hành hoạt động giữa phòng y tế, BHXH huyện và các cơ sở khám chữa bệnh cùng cấp. Cũng theo Phòng Y tế thì toàn bộ các số liệu về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về BHYT đều được lấy số liệu theo báo cáo của BHXH huyện. Công tác khám chữa bệnh thì không có số liệu vì Trung tâm y tế không được quy định trách nhiệm báo cáo. Dẫn đến, công tác
tham mưu với UBND huyện còn chậm, thiếu chính xác cho nên lúng túng trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động QLNN về BHYT.
Hiện tại Luật BHYT sửa đổi và bổ sung năm 2014 vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả đề xuất UBND huyện cần quy định rõ trách nhiệm QLNN đối với phong y tế yêu cầu phòng y tế phải phân công cán bộ chuyên trách lĩnh vực công việc này phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở huyện. UBND huyện cân nhắc bổ sung nhân lực cho Phòng y tế hoặc thực hiện việc điều động có tính chất không thường xuyên khi phát sinh công việc nhiều.
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện BHYT, như tại chương 2 đã trình bày thực trạng: quy định về nhân lực thực hiện công tác QLNN về BHYT vẫn còn chưa cụ thể. Và trong khi chưa kiện toàn được về mặt tổ chức, thì vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay là nâng cao trình độ về chính sách pháp luật BHYT cho các cán bộ làm công tác tham mưu QLNN về BHYT. Đối với tuyến huyện, trước mắt cần có chính sách hỗ trợ, giúp cho cán bộ hiện cộng tác BHYT yên tâm thực hiện các công việc về BHYT, giảm bớt sự luân chuyển công việc của các cán bộ này.
BHYT là lĩnh vực chuyên môn sâu, tuy nhiên đội ngũ cán bộ viên chức của huyện đa phần chủ yếu được đào tạo về kinh tế, tài chính và hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ BHYT; hơn nữa các chính sách pháp luật về BHYT được sửa đổi bổ sung liên tục đòi hỏi cán bộ thực hiện cần cập nhật kịp thời để giải quyết đúng, đủ đảm bảo quyền lợi cho đối tượng tham gia.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức.
Cần chú trọng bồi dưỡng về chính trị và tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ tài chính, ngoại ngữ, tin học, pháp luật. Quan tâm thỏa đáng công
tác đào tạo bồi dưỡng viên chức kế cận có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực chuyên môn sâu, có tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, phục vụ hết mình vì đối tượng.
Cần quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ công chức, khích lệ tinh thần, tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động, trang bị những trang thiết bị cần thiết cho cán bộ làm việc, tạo động lực cho cán bộ cống hiến, gắn bó lâu dài với nghề.
Hoạt động BHYT đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn, không chỉ có công chức viên chức làm QLNN mà còn một đội ngũ hoạt động sự nghiệp BHYT như: thẩm định viên BHYT; nhân viên thu BHYT, người vận động đối tượng tham gia BHYT, nhân viên thanh toán chi phí BHYT...đội ngũ này đòi hỏi phải có nghiệp vụ nhất định. Vì vậy Phòng y tế phối hợp với BHXH huyện chủ trì tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực này. Công việc đào tạo nguồn nhân lực này phải tiến hành thường xuyên vì đây là đội ngũ thường luân chuyển thay đổi, nhất là do xã hội hóa BHYT ngày một cao.