7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Từ những bài học kinh nghiệm của một số địa phương, tác giả nhận thấy huyện Triệu Phong cần phải thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Phòng Y tế huyện cần tăng cường QLNN về BHYT, phối hợp với BHXH huyện, cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT. Bảo hiểm Xã hội huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đến người lao động và nhân dân, đặc biệt phổ biến sâu rộng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia BHYT cho đối tượng chính sách, người nghèo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh…
Mặt khác, Trung tâm y tế huyện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là quy trình khám bệnh, chữa bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, chữa bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng
khám, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh và nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế, góp phần đảm bảo chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh.
Ngoài ra, UBND huyện cũng yêu cầu các xã tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể để thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch về BHYT trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, rà soát và lập danh sách đề nghị cấp Thẻ BHYT kịp thời, chính xác; tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn tham gia BHYT nhằm nâng cao tỷ lệ đối tượng tham gia BHYT; có giải pháp vận động cụ thể, thực hiện giao chỉ tiêu vận động đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đến tận thôn, bản, tổ dân phố; chú ý đảm bảo trẻ em dưới 06 tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội đều có Thẻ BHYT… Đặc biệt, căn cứ vào tình hình thực tế gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND các xã cần đưa chỉ tiêu phát triển BHYT trong nhân dân thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để giải quyết nội dung của chương, luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau:
Một là, khái quát một số vấn đề lý luận, các nội dung khoa học của QLNN về BHYT: nêu một số khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước, QLNN về BHYT, nêu vai trò của QLNN về BHYT.
Hai là, phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về BHYT, sự cần thiết của QLNN về BHYT.
Ba là, xác định chủ thể và nội dung QLNN về BHYT bao gồm 7 nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng hệ thống văn bản, chính sách và hướng dẫn triển khai các văn bản, chính sách, pháp luật về BHYT.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động BHYT.
- Tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN bà hoạt động BHYT.
- Tổ chức triển khai thực hiện BHYT.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHYT. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động BHYT. - Đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động BHYT.
Bốn là, trình bày kinh nghiệm của một số huyện đại diện ở các vùng và rút ra bài học cho huyện Triệu Phong.
Qua các nội dung trình bày của chương cho thấy cơ sở khoa học của QLNN về BHYT. Mặt khác cũng cho thấy, QLNN về BHYT là quản lý nhà nước một lĩnh vực hết sức mới mẻ đối với nước ta, đặc biệt mới mẻ đối với cấp địa phương đòi hỏi phải có những đầu tư nghiên cứu từ cơ sở khoa học và từ thực tiễn để đúc kết, rút ra cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện QLNN đối với BHYT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững BHYT trong tiến trình phát triển đất nước.
Bốn là, luận văn đã nêu kinh nghiệm của một số địa phương có kinh nghiệm nhất định về BHYT và QLNN về BHYT để rút ra những kinh nghiệm hữu ích với luận văn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ