7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các
trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT hiện đang có sự chồng chéo và không rõ ràng trong thực hiện chức năng giữa cơ quan QLNN về BHYT là Bộ Y tế và cơ quan thực hiện BHYT là BHXH Việt Nam.
Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội thông qua đã quy định thêm chức năng thanh tra BHYT cho BHXH Việt Nam, điều này giúp cho công tác thanh tra BHYT được thực hiện tốt và kịp thời hơn. Tuy nhiên, để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHYT.
Để công tác thanh tra chuyên ngành BHYT đạt được hiệu quả ngày càng cao, góp phần giữ vững kỷ cương trong việc thực thi pháp luật về BHYT, trong thời gian tới, BHXH tỉnh Quảng Trị nói chung và BHXH huyện Triệu Phong nói riêng sẽ tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, chú ý đến chất lượng các cuộc thanh tra về cả 3 nội dung: Đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng. Đối với các đơn vị thanh tra, sẽ tập trung vào những đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về BHYT như để nợ đọng kéo dài, có dấu hiệu đóng không đúng đối tượng, nhất là với đối tượng lao động theo mùa vụ, có hợp đồng ngắn hạn; đóng không đúng mức lương và phụ cấp của
người lao động…Đặc biệt sẽ thực hiện thanh tra các đơn vị đang hoạt động nhưng chưa đăng ký tham gia BHYT.
Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, đơn vị, như: giả mạo chứng từ, mua bán, cấp khống giấy tờ, khai khống hồ sơ hưởng chế độ để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản; gian lận vừa đi làm, vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp; chỉ định thuốc, xét nghiệm quá mức cần thiết, lập hồ sơ khám, chữa bệnh khống để thanh toán, hay người có thẻ BHYT lợi dụng chính sách thông tuyến để đi khám, chữa bệnh nhiều lần tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trong thời gian ngắn...Do đó, ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Một số những nội dung quan trọng được bổ sung là nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHYT gồm: Tội gian lận BHYT (Điều 215) và Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216). Tuy nhiên đến nay, quy định này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành Nghị định riêng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, trên cơ sở tách bạch Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; từ đó, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, cho phép xử lý hiệu quả các hành vi phạm tội về BHXH, BHYT, BHTN. Bởi vì, các chế tài được áp dụng đối với trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT mới chỉ dừng lại ở loại chế tài hành chính với mức xử phạt hành chính cao nhất chỉ là 75.000.000 đồng với cá nhân, 150.000.000 đồng với tổ chức. Đây là mức phạt
quá nhẹ đối với nhiều vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tham gia BHYT cũng như sự an toàn của chính sách BHYT. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng chây ì, nợ đọng, trốn đóng BHYT kéo dài và ngày một trầm trọng trong thời gian qua. Do vây, cần tăng mức phạt đối với cá nhân và đối với tổ chức lên mức cao hơn đủ sức răn đe và thượng tôn pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 34, Luật Thanh tra năm 2010, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức, nhưng ngành BHXH lại có đặc thù, chỉ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng tại cơ quan BHXH Việt Nam và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố là công chức, còn lại phần lớn những người làm công tác thanh tra, kiểm tra của ngành là viên chức. Do vậy, thành viên các đoàn thanh tra chủ yếu là viên chức, nên không có thẩm quyền xử phạt và xử lý các vi phạm của đối tượng thanh tra.
Tóm lại, muốn nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHYT việc tiên quyết là cần nâng cao nhận thức về công tác thanh tra thực hiện các chính sách này; hoàn thiện thể chế về thanh tra; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, tổng kết kinh nghiệm; nâng cao chất lượng. Cần có sự chủ động phối hợp của các bộ, ngành liên quan để sớm ban hành thông tư hướng dẫn áp dụng các điều luật quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHYT; đồng thời hướng dẫn xử lý pháp nhân Tổ chức hay cá nhân phạm tội trong lĩnh vực này.
3.2.6. Tăng cường mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cấp trên với các chủ thể tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện
Để QLNN về BHYT tại huyện Triệu Phong đạt hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn thì cần có sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể các cấp với cơ quan BHXH bằng quy chế cụ thể để
hoàn thành mục tiêu chung này. Các Sở, Ban, Ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để phối hợp với cơ quan y tế thực hiện kế hoạch BHYT. Tổ chức phát triển số người tham gia BHYT của các nhóm đối tượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra. Ví dụ như:
- Đối với nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT: + BHXH huyện cần phải phối hợp với các ngành liên quan rà soát đưa toàn bộ số doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn vào quản lý và tham gia BHYT.
+ Củng cố các cơ sở y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, các trạm y tế tuyến xã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lao động, học sinh tại nơi làm việc, học tập.
+ Định kỳ 06 tháng, 01 năm cơ quan BHXH Huyện kịp thời báo cáo UBND Huyện về tình hình thực hiện BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời đề xuất các giải pháp để chỉ đạo thực hiện.
- Đối với nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng: Học sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình:
+ Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện chỉ đạo các trường học trực thuộc triển khai thực hiện BHYT trong trường học theo đúng quy định. Tham mưu UBND Huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các trường học đều có phòng làm việc của nhân viên y tế, mỗi trường phải bố trí một cán bộ y tế trường học theo quy định. Sử dụng Quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học đúng quy định, có hiệu quả, chất lượng; đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường học.
+ Các cấp trường học trên địa bàn Huyện tổ chức tuyên truyền, vận động học sinh tích cực tham gia BHYT, đưa tiêu chí về tỷ lệ học sinh tham gia BHYT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các trường.
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện bình xét hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Chuyển danh sách cho cơ quan BHXH để triển khai thực hiện và lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng; đồng thời, chuyển về Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện tổng hợp, trình Sở Tài chính cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
+ Thực hiện đóng BHYT theo hình thức hộ gia đình, áp dụng mức đóng theo quy định của Luật BHYT; Bảo hiểm xã hội Huyện tham mưu UBND Huyện xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu hàng năm, chỉ đạo triển khai vận động các hộ gia đình tham gia BHYT; xác định trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình và đưa chỉ tiêu BHYT hộ gia đình trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đối với nhóm tham gia theo hộ gia đình:
+ Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân tham gia BHYT; trước tiên, hỗ trợ cho người thuộc các gia đình nông, lâm nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển cho từng đối tượng, chỉ tiêu hàng năm và chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn vận động tham gia BHYT theo chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT theo kế hoạch đã xây dựng.
+ BHXH huyện mở rộng đại lý thu, chi trả kịp thời để đảm bảo cho đại lý hoạt động có hiệu quả.
+ Tích cực vận động các hộ gia đình tham gia BHYT và thực hiện giảm trừ mức đóng theo quy định.
Như vậy, cần xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của UBND cấp huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật; các nghị quyết của Đảng, Chính phủ… Tăng cường sự phối hợp liên ngành, nâng cao năng lực hệ thống QLNN, tổ chức thực hiện chính sách BHYT;
phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và BHYT để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chi phí; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.