Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Qua kinh nghiệm thực tiễn và qua Hội nghị tổng kết công tác Đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong toàn huyện, để ngày càng phát triển bền vững đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT, huyện đã nêu ra một số bài học rút ra là:

- Tiếp tục mở rộng đại lý thu đến UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức kinh tế đủ mạnh về chất lượng (nhân viên đại lý thu phải được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về chính sách BHYT, thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu tiền, lập danh sách nhận và cấp phát thẻ BHYT, đặc biệt nhân viên đại lý thu phải có cái tâm tức là đạo đức nghề nghiệp, biết quan tâm đến người tham gia BHYT, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân, quan tâm về thời gian tham gia, thời gian hết hạn sử dụng thẻ để đôn đốc nhắc nhở nhằm đảm bảo quyền lợi và tính liên tục thẻ BHYT) và số lượng (mỗi xã có ít nhất 03 nhân viên đại lý thu), mỗi nhân viên đại lý thu phải có một điểm thu, danh sách các nhân viên đại lý thu và điểm thu phải được thông báo rộng rãi đảm bảo người có nhu cầu tham gia

BHYT dễ tiếp cận và thuận lợi hơn, đây là “yếu tố quan trọng hàng đầu” trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ BHYT toàn dân.

- Tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi…Công tác tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả người lao động, người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên, nhân dân tại các thôn, buôn, tổ dân phố… và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT, đặc biệt tuyên truyền vận động để người dân tích cực tham gia BHYT theo hộ gia đình, đảm bảo trong năm tài chính có 100% thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT để được giảm trừ mức đóng, một mặt tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT, mặt khác giảm bớt một phần khó khăn về tài chính khi có nhiều người trong hộ tham gia BHYT.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phương, các phòng chức năng, các tổ chức Hội - Đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHYT toàn dân, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ người dân, tuyên tuyền, vận động người dân tham gia BHYT. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy và chính quyền thực sự quan tâm, vào cuộc thì nơi đó người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều.

- Củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám, chữa bệnh BHYT thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, bảo đảm chất lượng phục vụ và sự

hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT sẽ thu hút người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều, những người đã tham gia sẽ tiếp tục tham gia khi thẻ BHYT hết giá trị sử dụng, thể hiện tính cộng đồng, chia sẻ và tính bền vững cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)