7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nước về bảo
hiểm y tế của Ủy ban nhân dân huyện
Huyện ủy phải quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
Trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Triệu Phong, cần xác định phát triển BHYT là một nội dung quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ đạo các phòng, Ban, Ngành, BHXH ở địa phương phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn.
Định kỳ hàng năm, Huyện Ủy yêu cầu phòng y tế, cơ quan BHXH huyện báo cáo về tình hình thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện và cho ý kiến chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, ý kiến chỉ đạo cần được cụ thể vào nghị quyết của Huyện ủy.
Đưa chỉ tiêu người dân tham gia BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, triển khai thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT theo quy định. Từ đó, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Các cấp, các ngành phải nhận thức được việc thực hiện BHYT toàn dân là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
Nâng cao năng lực QLNN nhằm bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân về BHYT thông qua sự chỉ đạo của các phòng, ban và UBND các xã, phường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo quy định của pháp luật. Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT.
Việc chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động BHYT, bởi vì BHYT mang tính toàn dân, phụ thuộc vào nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau. Nếu không có sự chỉ đạo cụ thể và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục thì không thể đạt được kết quả như mong muốn.
Cơ quan y tế là cơ quan tham mưu, tổ chức thực hiện là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác QLNN cần được tăng cường về nguồn nhân lực và xác định rõ chức trách trong hoạt động.
Để nâng cao hiệu quả QLNN của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể, nhất là trách nhiệm của chính quyền cơ sở. UBND huyện chủ động rà soát, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các xã, thị trấn; tiếp đến, UBND xã, phường giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thôn để có cơ sở đánh giá kết quả. Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước bảo trợ hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật BHYT. Các cấp, các ngành phải coi việc thực hiện BHYT toàn dân là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
3.2.2. Phát hiện, đề xuất, hoàn thiện các văn pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện luật bảo hiểm y tế