Sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác QLNNvề BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác QLNNvề BHYT

Đây là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN về BHYT của huyện Triệu Phong. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên nội dung này trong những năm qua mới chỉ làm được ở mức độ nhất định như:

- Thực hiện các báo cáo tổng kết hoạt động BHYT hàng năm theo yêu cầu của UBND và cơ quan quản lý chức năng cấp trên. Trong các báo cáo tổng kết năm có đánh giá các kết quả đã đạt được, các hạn chế yếu kém và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền thảo gỡ những vướng mắc cản trở để tạo điều kiện cho phát triển.

- Ngoài các báo cáo tổng kết năm và các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên, còn cùng với thanh tra và các cơ quan chức năng tiến hành tổng hợp, phân tích tình hình và kết quả của đợt thanh tra, kiểm tra để tổng kết rút kinh nghiệm và tìm các biện pháp xử lý những vấn đề qua thanh tra phát hiện.

Do địa bàn cấp huyện và do chức trách quy định còn hạn hẹp nên trong những năm qua chưa tổ chức được các hội nghị sơ kết, tổng kết có tính chất độc lập của BHYT mà thông thường là tiến hành hội nghị tổng kết cùng với tổng kết về BHXH, việc tổng kết BHYT chỉ là một nội dung của hội nghị đó.

Tóm lại, việc sơ kết, tổng kết đánh giá công tác QLNN về BHYT trong những năm qua thực hiện thông qua việc xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm là chính, còn việc tổ chức hội nghị chủ yếu kết hợp với hội nghị tổng kết BHXH.

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong

2.4.1. Những mặt đã đạt được

Quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2015-2018 cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt kế hoạch tỉnh giao, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai. Đồng thời, định kỳ UBND huyện tổ chức giao ban, sơ kết hàng quý, 6 tháng, 9 tháng để nghe ngành BHXH, các địa phương báo cáo kết quả, từ đó kịp thời chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thời gian tiếp theo.

UBND huyện triển khai kế hoạch và giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cụ thể cho từng xã, thị trấn. Đồng thời yêu cầu đoàn kiểm tra của huyện tích cực kiểm tra việc thực thi pháp luật về công tác bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi cho người dân khi tham gia BHYT.

Huyện chỉ đạo BHXH phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Đài Phát thanh huyện và đài truyền thanh các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền về BHYT dưới nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân. Tập trung xây dựng đại lý thu BHYT tại các xã, thị trấn; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình khai thác BHYT cho nhân viên các đại lý. Làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết mọi ý kiến, kiến nghị của nhân dân liên quan đến chính sách, chế độ BHYT.

UBND huyện đã đưa chỉ tiêu thực hiện BHYT vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như các xã, thị trấn; lấy chỉ tiêu thực

hiện BHYT để đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Huyện yêu cầu Trung tâm y tế huyện, trạm y tế các xã, thị trấn, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ nhân dân. Ngoài 2 đại lý thu BHYT tại UBND và điểm bưu điện văn hóa các xã, thị trấn, BHXH huyện dự kiến tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ mở thêm các đại lý thu tại cơ sở nhằm đưa chính sách về BHYT ngày càng đến gần hơn với người dân.

Đối với công tác BHYT học sinh, được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, công tác BHYT học sinh đã đi vào nề nếp với số lượng học sinh tham gia BHYT tăng cao, đạt được 100% tỷ lệ người tham gia BHYT.

Bên cạnh đó, công tác khám chữa bệnh cũng được quan tâm trong đầu tư cơ sở vật chất, cải cách thủ tục hành chính, đạo đức công vụ. Việc cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong khâu tiếp đón người bệnh, tạo thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh; không có sự phân biệt giữa các đối tượng cũng như người bệnh có thẻ BHYT hay người bệnh không có thẻ BHYT được ngành y tế từ huyện đến cơ sở thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT được quan tâm triển khai; ngành y tế thực hiện tốt các quy định, chính sách về Luật khám chữa bênh và Luật BHYT; chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT được nâng lên.

Ngoài ra, huyện cũng thực hiện tốt việc thông tuyến khám, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số được khám, chữa bệnh thuận lợi ở các cơ sở trong và ngoài địa bàn. Việc triển khai tốt các chính sách BHYT đã góp phần

thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, giúp giảm gánh nặng chi phí y tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

2.4.2. Những mặt hạn chế

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng QLNN về BHYT tại huyện Triệu Phong còn nhiều bất cập cần được khắc phục sớm, đó là:

Thứ nhất, việc triển khai Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy tại huyện Triệu Phong còn hạn chế, chưa tổ chức quán triệt sâu rộng trong toàn bộ cán bộ, đảng viên, người lao động; chưa có biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể.

Thứ hai, hệ thống tổ chức, bộ máy QLNN về BHYT tại huyện Triệu Phong chưa thực sự hợp lý. Mô hình tổ chức hệ thống BHYT như hiện nay (không chuyên nghiệp, phân tán, chồng chéo) hạn chế việc tổ chức thực hiện chức năng QLNN về BHYT.

Thứ ba, sự phối hợp giữa phòng y tế và BHXH huyện trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về BHYT tại địa phương còn hạn chế, chồng chéo. UBND huyện Triệu Phong thực hiện chức năng QLNN về BHYT ở địa phương nhưng không điều hành được cơ quan BHXH huyện trong việc thu phí, phát hành thẻ, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, tuyên truyền về BHYT vì các hoạt động này do cơ quan BHXH tỉnh chỉ đạo theo ngành dọc. Không có cán bộ chuyên trách BHYT cấp xã (nơi giải quyết hầu hết các vướng mắc về BHYT của người dân).

Thứ tư, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, một số địa phương thực hiện chưa thường xuyên, chưa khoa học, có nơi giao khoán việc tổ chức tuyên truyền cho nhân viên đại lý, mời dân chưa đúng thành phần tham dự. Ngoài ra, một số cán bộ, tuyên truyền viên vẫn chưa hiểu hết các chính sách về BHYT nên việc tuyên truyền, giải thích đến người dân cũng hạn chế, khi người dân thắc mắc về thuốc BHYT, thuốc dịch vụ hay giá giường bệnh cao hơn tiền thuốc thì không giải thích được.

Thứ năm, đối tượng tham gia BHYT hiểu biết chế độ, chính sách BHYT còn hạn chế, chưa hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia BHYT. Ý thức chấp hành pháp luật về BHYT ở một số chủ doanh nghiệp chưa nghiêm , thậm chí còn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHYT cho người lao động. Chính quyền, đoàn thể các cấp ủy có xã chưa tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, khi kiểm tra thường chỉ nặng về động viên, nhắc nhở là chính, chưa xử lý nghiêm theo pháp luật nên một số đơn vị sử dụng lao động nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động chưa kịp thời.

Thứ sáu, Một số Trạm y tế xã, thị trấn thiếu bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị y tế nên chưa đảm bảo khám bệnh tại tuyến cơ sở nên phần đông người dân đăng ký khám BHYT ban đầu ở tuyến huyện dẫn đến quá tải, điều này gây tâm lý ngần ngại đối với người dân khi vận động tham gia BHYT. Tình trạng cấp trùng thẻ BHYT vẫn còn xảy ra, một số địa phương lập danh sách người thuộc diện nhà nước cấp thể BHYT chậm hoặc chuyển thẻ BHYT đến tay người sử dụng chưa kịp thời đã ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân trong quá trình thực hiện chính sách BHYT.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách BHYT chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành chưa rõ ràng, còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp, chỉ đạo, điều hành.

Đa số các Sở Y tế chưa có bộ phận chuyên trách tham mưu trong QLNN về BHYT, chủ yếu là kiêm nhiệm, nhiều vướng mắc, vấn đề phát sinh trong thực tế (tuyên truyền, mở rộng đối tượng, tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT) chưa được điều chỉnh, giải quyết kịp thời.

Chưa có quy định cụ thể chức năng tham mưu trong QLNN về BHYT của Phòng y tế. Tại địa phương, không có cán bộ chuyên trách BHYT cấp xã.

Chưa gắn trách nhiệm và quyền lợi của địa phương trong quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

Thứ hai, công tác tuyên truyền về BHYT còn mang tính hình thức, chưa đúng đối tượng; chưa huy động được sự tham gia của các ban ngành đoàn thể vào cuộc. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về công tác BHYT còn hạn chế, cá biệt còn cho đây là nhiệm vụ của riêng ngành Y tế và ngành BHXH; chưa thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương mình và có các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong triển khai BHYT ở cơ sở.

Ngoài ra, do kinh phí phụ thuộc vào BHXH huyện. Hằng năm, kinh phí chi cho công tác này tại huyện Triệu Phong là 10 triệu đồng. Đây là một con số nhỏ không đủ để vận hành, tạo bước ngoặt trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT trên địa bàn huyện.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ giám định còn hạn chế về số lượng và chất lượng, thiếu công cụ giám định hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn của nghiệp vụ giám định BHYT. Các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và xã hội hóa đã tìm cách để tăng nguồn thu từ dịch vụ y tế làm phát sinh nhiều hình thức lạm dụng BHYT.

Thứ tư, Dân số Triệu Phong chiếm 65% làm nông nghiệp, khó khăn về kinh tế, về nhận thức của người dân đối với chính sách, pháp luật về nên có một bộ phận dân cư chỉ khi đau ốm mới nghĩ đến việc tham gia BHYT.

Thứ năm, nhận thức của chủ sử dụng lao động tư nhân về chính sách BHYT chưa đầy đủ, hoặc vì lý do vốn cho doanh nghiệp nên cố ý trây ì, tổ chức công đoàn, người lao động ở các doanh nghiệp chưa mạnh mẽ đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động không có khả năng đóng BHYT hoặc dẫn đến tình trạng nợ BHYT khó thu hồi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Để làm rõ thực trạng QLNN về BHYT của huyện Triệu Phong, luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau:

- Một là, luận văn khái quát điều kiện kinh tế, tự nhiên huyện Triệu Phong trên các nội dung: i) Điều kiện địa lý tự nhiên; ii) Điều kiện kinh tế xã hội huyện Triệu Phong.

- Hai là, Nêu và phân tích thực trạng hoạt động BHXH và BHYT huyện Triệu Phong trên các góc độ: i) Khái quát hoạt động BHXH và BHYT huyện Triệu Phong; ii) Kết quả hoạt động BHXH và BHYT huyện Triệu Phong từ năm 2015 đến 2018.

- Ba là, Thực trạng QLNN về BHYT huyện Triệu Phong trên các góc độ: 1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT ở huyện Triệu Phong.

2. Tổ chức bộ máy QLNN về BHYT huyện Triệu Phong.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động BHYT huyện Triệu Phong. 4. Hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật BHYT ở Triệu Phong. 5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHYT ở Triệu Phong.

6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá QLNN về hoạt động BHYT ở huyện Triệu Phong. - Bốn là, Đánh giá hoạt động QLNN về BHYT ở huyện Triệu Phong trên các nội dung: i) Đánh giá những mặt được; ii) Đánh gián những hạn chế; iii) Xác định nguyên nhân của những hạn chế.

Nội dung phân tích thực trạng đặc biệt là những kết luận đánh giá kết quả hoạt động QLNN về BHYT ở chương 2 là cơ sở thực tế tác giả đối chiếu, phối hợp với cơ sở khoa học của QLNN về BHYT để giải quyết các nội dung của chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế tại huyện Triệu Phong

3.1.1. Mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế

Căn cứ mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 11/4/2013 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 47-KH/BCS ngày 03/4/2013 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; đề ra mục tiêu phấn đấu thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong đến năm 2020 như sau:

- Mục tiêu chung

Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng BHYT, phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân; góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Xây dựng Ngành BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

+ Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%.

+ Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 88% dân số tham gia BHYT.

+ Phấn đấu hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ bằng các chương trình phần mềm.

+ Bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT; tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại huyện Triệu Phong huyện Triệu Phong

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của cấp ủy về BHYT, phương hướng hoàn thiện QLNN vềBHYTtại huyện Triệu Phong cụ thể như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp kết hợp và tham gia của hệ thống chính trị, đặc biệt là trách nhiệm của UBND huyện trong việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật, các mục tiêu, kế hoạch về BHYT đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

Căn cứ chỉ tiêu do UBND tỉnh giao hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho từng xã, thị trấn trên địa bàn, việc giao chỉ tiêu phải cụ thể cho từng nhóm đối tượng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền với tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn. Theo dõi và thúc đẩy việc thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ thực tiễn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)