Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 25 - 26)

Đào tạo thực chất là quá trình phát triển nguồn nhân lực, là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ của mình có hiệu quả hơn. Đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động sẽ đảm bảo nguồn nhân lực của tổ chức có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, đảm bảo cho tổ chức có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành các mục tiêu. Các hình thức đào tạo:

- Đào tạo mới: là việc thực hiện dành cho những người lao động chưa qua đào tạo nhằm giúp họ có được trình độ chuyên môn, năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc đảm nhận trong tổ chức.

- Đào tạo lại: là việc thực hiện đào tạo dành cho những người lao động đã được đào tạo nhưng lĩnh vực chuyên môn đã đào tạo không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm mà họ đang đảm nhận.

- Đào tạo nâng cao là việc tiến hành đào tạo đối với người lao động đã qua đào tạo với mục đích giúp nâng cao kiến thức, kĩ năng của họ lên trình độ cao hơn, từ đó giúp người lao động có thể thực hiện tốt hơn công việc được giao với hiệu quả và năng suất cao hơn.

Bồi dưỡng là việc cập nhật những kiến tức mới, bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, chuyên môn với mục đích hoàn thiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả khi thực hiện công việc và quá trình này thường được xác nhận bằng chứng chỉ. Có nhiều hình thức bồi dưỡng như: Bồi

dưỡng tập trung, bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng từ xa thông qua các phương tiện thông tin,…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)