Về trí lực của nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 45 - 47)

Trí lực của nhân lực là yếu tố quyết định, đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc. Trí lực đánh giá thông qua các yếu tố: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết.

Bảng 2.7: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn của Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

(ĐVT: người)

Cơ cấu lao động theo trình

độ

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL % SL % SL % SL % SL % Sau đại học 42 51.2 43 53.1 49 59.8 50 60.2 52 61.2 Đại học 35 42.7 34 42.0 32 39.0 32 38.6 33 38.8 Cao đẳng 3 3.7 3 3.7 2 2.4 1 1.2 0 0.0 Trung cấp 2 2.4 1 1.2 0 0 0 0 0 0 Tổng số 82 100 81 100 82 100 83 100 85 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Bảng 2.7 cho thấy, nhân lực của trường có trình độ cao, do nhà trường là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học nên nhân lực của nhà trường phải có trình độ chuyên môn vững vàng và không ngừng được nâng cao đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo người học.

Trong giai đoạn 2016-2020, số người có trình độ sau đại học và sau đại học có tăng nhẹ, từ 77 người năm 2016 (chiếm 93,9%) lên 85 người năm 2020 (chiếm 100%), số người có trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2016 là 5 người (chiếm 6,1%) và đến năm 2020 không có lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp. Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nên nhân lực có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nhân lực.

Bảng 2.8: Kỹ năng cần thiết của nhân lực tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

(ĐVT: người) Kỹ năng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Có trình độ ngoại ngữ đáp

ứng yêu cầu công việc 78 75 78 80 85

Có trình độ tin học đáp ứng

yêu cầu công việc 78 77 80 80 85

Đã qua bồi dưỡng các lớp

về kỹ năng làm việc 45 56 60 65 68

Đã qua bồi dưỡng các lớp

kỹ năng quản lý, lãnh đạo 17 18 21 20 22

Tổng số 82 81 82 83 85

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Số lượng nhân lực có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc tăng trong giai đoạn 2016-2020. Về trình độ ngoại ngữ, số người có trình độ đáp ứng công việc tăng từ 78 người năm 2016 (chiếm 95,1%) lên 85 người năm 2020 (chiếm 100%). Về trình độ tin học, số người có trình độ đáp ứng công việc tăng từ 78 người năm 2016 (chiếm 95,1%) lên 85 người năm 2020 (chiếm 100%).

Thực hiện yêu cầu chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ, tin học của nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng công việc trong thời kỳ mở cửa hợp tác quốc tế và công nghệ 4.0, nhà trường rất chú trọng việc bồi dưỡng cho người lao động.

Đến nay 100% người lao động của trường đạt trình độ tiếng anh A2 trở lên và có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc tương đương theo tiêu chuẩn.

Về các kỹ năng làm việc, ở đây gồm các nghiệp vụ sư phạm GDNN, kỹ năng hành nghề Y- Dược, kỹ năng khác… cũng được nhà trường quan tâm bồi dưỡng. Từ năm 2016 đến 2020, số lao động được bồi dưỡng kỹ năng làm việc tăng từ 45 người (chiếm 54,9%) lên 68 người (chiếm 80%). Số người được bồi dưỡng kỹ năng làm việc chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở đối tượng giảng viên, còn đối với nhân viên văn phòng chưa được chú trọng.

Về số lượng người lao động được bồi dưỡng kỹ năng quản lý, lãnh đạo của nhà trường cũng tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2020. Số lượng cán bộ được bồi dưỡng đều là những người giữ chức vụ quản lý trong nhà trường, điều này đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được các yêu cầu: có lập trường tư tưởng vững vàng, khả năng xử lý, phân công công việc và giám sát quản lý tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)