Đổi mới công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 75 - 76)

Năng lực và hiệu quả công việc là thước đo đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ. Nhà trường cần xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, hay nói cách khác là mục tiêu công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung của nhà trường. Đánh giá là công việc rất nhạy cảm nên để đảm bảo đánh giá chính xác, hạn chế sai lệch, tác giả đưa một số giải pháp cụ thể như sau:

- Quy định cụ thể, rõ ràng, tách bạch giữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả đánh giá bản thân người lao động, tách bạch giữa kết quả đánh giá cá nhân với kết quả đánh giá thành tích của tập thể, tránh tình trạng vì thành tích tập thể mà "dĩ hòa vi quý" với từng người lao động.

- Cá nhân người lao động cần lập kế hoạch công tác cá nhân trên cơ sở vị trí việc làm và kế hoạch công tác hàng năm, hàng tháng của nhà trường. Để mỗi người lao động lập được kế hoạch công tác cá nhân, đòi hỏi mỗi phòng, khoa có kế hoạch hàng năm và dự trù được các yếu tố tác động, ảnh hưởng cũng như khối tượng công việc đột xuất, bổ sung để có phương án ứng phó kịp thời. Mặt khác, cá nhân người lao động có bản mô tả công việc cụ thể sẽ là cơ sở cho việc theo dõi tiến độ của quản lý bộ phận để điều chỉnh phù hợp.

- Sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau cho các vị trí làm việc khác nhau. Nhà trường nên kết hợp đánh giá nội bộ và kết quả đánh giá từ bên

ngoài, sử dụng ý kiến phản hồi từ người học, các cơ sở y tế nơi giảng viên tham gia lâm sàng như một kênh thông tin quan trọng để đánh giá.

- Hàng năm nhà trường tổ chức có quy mô hội giảng giảng viên giỏi, bên cạnh việc giao lưu, học hỏi kiến thức giữa các giáo viên, kết quả hội giảng là một kênh sát hạch định kỳ đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên.

- Kết quả đánh giá người lao động hàng năm cần được phân tích, sử dụng làm cơ sở để lựa chọn, sàng lọc, luân chuyển, quy hoạch, định hướng đội ngũ người lao động nhà trường.

Việc đánh giá viên chức cần thực hiện nghiêm túc, xóa bỏ tư duy, quan niệm, thói quen cào bằng, dĩ hòa vi quý trong đánh giá. Việc đánh giá cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: Số giờ giảng, chất lượng đầu ra sinh viên, thời gian, tính kịp thời, chi phí, sự tuân thủ quyết định hành chính, mức độ hoàn thành công việc … Đồng thời phải kết hợp đồng bộ giữa việc đánh giá viên chức với trả lương, thưởng theo kết quả hoàn thành công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 75 - 76)