Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực sau đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 56 - 62)

dưỡng

Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực là khâu đột phá quan trọng để nâng cao chất lượng nhân lực. Do vậy trong thời gian qua nhà trường đã tạo điều kiện cho viên chức- người lao động nhà trường tham gia các khóa đào tạo nâng cao, các khóa đào tạo bồi dưỡng kĩ năng, các hội thảo chuyên đề … Trong giai đoạn 2016-2020 nhà trường đã tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên nhà trường tham gia một số khóa đào tạo, bồi dưỡng như sau:

Bảng 2.17: Thống kê khóa đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động trường CĐYTHP giai đoạn 2016-2020

Khóa đào tạo, bồi dưỡng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đào tạo dài hạn

Nghiên cứu sinh 1 0 0 0 0

Cao học 2 2 5 0 1 Đại học 0 1 0 1 0 Đào tạo ngắn hạn Tiếng anh 3 3 5 3 4 Tin học 3 3 5 3 4 Nghiệp vụ sư phạm GDNN 0 0 25 0 0

Bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên

0 3 0 6 2

Bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo các cấp

0 0 0 22 4

Lý luận chính trị 2 2 3 2 3

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

- Ngoài cử người lao động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo tổ chức, trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng còn tổ chức đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình:

+ Tiếp cận môi trường làm việc: áp dụng đối với tất cả viên chức, người lao động khi được tuyển dụng nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận tổng quan về nhà trường, cách thức hoạt động, công việc họ đảm nhận, đồng thời giới thiệt về nội quy, quy chế của nhà trường để họ đủ hiểu biết và yên tâm công tác trong thời gian sau đó.

+ Khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, trung bình mỗi năm học, nhà trường nghiệm thu từ 8-10 đề tại NCKH, SKCT có hiệu quả ứng dụng cao.

+ Tổ chức hội thi giảng viên giỏi giúp giảng viên giao lưu, tự phê bình để nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân và học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm từ những giảng viên giỏi. Phối hợp Hội điều dưỡng của thành phố tổ chức hội thi điều dưỡng giỏi năm 2019 với mục đích nhắc nhớ

kiến thức chuyên môn, tay nghề lâm sàng cho đội ngũ điều dưỡng, hỗ sinh, kỹ thuật viên của nhà trường.

+ Nhà trường phối hợp với trường Cao đẳng Y dược Phú Thọ và Hội điều dưỡng Việt Nam tổ chức bồi dưỡng chương trình đào tạo điều dưỡng theo tín chỉ chuẩn đầu ra và năng lực nghề nghiệp để nâng cao trình độ, kỹ năng giảng dạy cho giảng viên khối ngành điều dưỡng nhằm mục tiêu thực hiện thành công đề án ngành nghề trọng điểm khu vực ASEAN đối với nghề điều dưỡng.

+ Tổ chức hội thảo y- dược giúp cán bộ giảng viên có cơ hội giao lưu, hỏi hỏi, tiếp cận những công nghệ mới trong ngành.

+ Định kỳ tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho viên chức - người lao động.

Nhà trường đã hỗ trợ học phí, tài liệu và giảm khối lượng công việc cho cán bộ được tham gia đào tạo:

- Trợ cấp thêm ngoài lương: cán bộ, giảng viên đi học sau đại học được hưởng 100%

- Trợ cấp về đào tạo, bồi dưỡng:

+ Trong thời gian đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh: Được hỗ trợ học phí và 1 phần tiền ở, tiền tàu xe và tiền tài liệu

+ Trợ cấp làm 01 lần cho việc hoàn bảo vệ luận án tiến sỹ là 20 triệu đồng, 10 triệu đồng đối với luận văn thạc sỹ.

+ Trợ cấp phong hàm Phó Giáo sư: 10 triệu đồng.

Sau đào tạo, bồi dưỡng, tùy theo kết quả người tham gia đào tạo đạt được nhà trường sẽ có những chế độ đãi ngộ phù hợp như tăng thêm thu nhập, điều chỉnh vị trí công việc phù hợp với năng lực… Điều này khuyến khích cán bộ giảng viên tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân. Theo Khảo sát ý kiến của người lao động, 70% người được khảo sát cho rằng nội dung đào tạo phù hợp nhu cầu công việc, 85% người được khảo sát đánh giá chương trình đào tạo hữu ích. Điều này cho thấy công tác đào tạo đã mang lại những hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người lao động.

2.3.5. Chính sách đánh giá, phân loại người lao động

Kết quả đánh giá, phân loại viên chức là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng tiến hành đánh giá cán bộ theo tháng theo hình thức bình xét, xếp loại thi đua và đánh giá mức độ hoàn thành công việc thông qua đánh giá phân loại VC-NLĐ cuối năm.

Các tiêu chí đánh giá hàng năm được nhà trường sử dụng đánh giá viên chức- người lao động gồm có: kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ và phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Đối với lãnh đạo, quản lý có thêm tiêu chí: năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kết quả hoạt động của đơn vị.

2.3.6. Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ người lao động giúp tái sản xuất, nâng cao sức lao động. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng quan tâm đến đãi ngộ người lao động qua 2 hình thức: Đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

2.3.6.1. Đãi ngộ tài chính

Lương, phụ cấp: Trường CĐYTHP trả lương cho người lao động căn cứ theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thống kê tình hình tiền lương bình quân của người lao động trường cao đẳng Y tế Hải Phòng trong 5 năm 2016-2020 như sau:

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Trường CĐYTHP)

Hình 2.5: Biểu đồ tiền lương bình quân của người lao động Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng (giai đoạn 2016-2020)

Qua hình 2.5 nhận thấy tiền lương bình quân tháng của người lao động Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng (giai đoạn 2016-2020) có tăng nhưng không đều. Mức lương bình quân tăng 19,8% trong giai đoạn 2016-2019 nguyên nhân chính là do thực hiện mức tăng lương cơ sở hàng năm. Năm 2020, do tình hình dịch COVID-19, việc tăng lương cơ sở bị hoãn lại nên mức lương bình quân của người lao động chỉ tăng nhẹ.

Ngoài lương, người lao động nhà trường còn hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp thâm niên nhà giáo, Phụ cấp ưu đãi nghề, độc hại, trực, xăng xe,… Tiền thưởng của trường được chi trả hàng tháng, gọi là thu nhập tăng thêm và tiền thưởng cuối năm; mức thưởng phụ thuộc vào tình hình thu của nhà trường.

Mặc dù nhà trường thực hiện đầy đủ chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp theo quy định của nhà nước nhưng theo mặt bằng chung, mức lương của người lao động trong nhà trường khá thấp, chưa phù hợp với năng lực và công việc.

Theo khảo sát ý kiến người lao động về "sự tương xứng giữa thu nhập và công việc được giao" thì có đến 68% người lao động đánh giá mức độ không phù hợp, và 32% đánh giá mức độ bình thường. Khi khảo sát về "mức độ thỏa

5.55 5.86

6.31 6.65 6.68

NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020

mãn của nhu cầu bản thân với thu nhập" thì có đến 75% đánh giá mức độ bình thường và chưa thỏa mãn, chỉ 25% cảm thấy đã thỏa mãn. Điều này cho thấy tiền lương và phúc lợi chưa tạo động lực cho người lao động.

Bên cạnh đó, nhà trường trả lương dựa trên thâm niên công tác, nó có ưu điểm giúp cho người lao động gắn bó với nhà trường, tuy nhiên thiệt thòi cho những người trẻ khi khối lượng công việc như nhau nhưng mức thu nhập thấp hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với những lao động trẻ mới ra trường, mức thu nhập còn rất thấp, khó khăn để trang trải cuộc sống. Hơn nữa, việc nhà trường dựa trên bằng cấp để làm căn cứ tính lương thay vì hiệu quả và khối lượng công việc cũng gây nên sự thiếu công bằng.

2.3.6.2. Đãi ngộ phi vật chất

Để nâng cao tinh thần, hứng thú làm việc cho người lao động, trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng đã có một số biện pháp như sau:

- Kịp thời khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khích lệ, động viên người lao động khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.

- Xây dựng môi trường làm việc sạch đẹp, xanh mát, gần gũi với thiên nhiên. Trong thời gian qua nhà trường đã cải tạo sửa chữa các khu phòng ban, phòng học rộng rãi thoáng mát, bổ sung nhiều trang thiết bị phục vụ công tác như điều hòa, máy tính, bình nước nóng,… Bên cạnh đó để giảm căng thẳng trong công việc, trường đã trồng rất nhiều cây xanh trong khuôn viên, trang trí phòng làm việc bằng những chậu hoa, cây cảnh… điều này được người lao động đánh giá cao.

- Nhà trường đảm bảo 100% các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định, đảm bảo người lao động được hưởng chế độ khi ốm đau, thai sản, rủi ro tai nạn lao động…

- Hàng năm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ người lao động với chi phí 1.000.000/người. Đây vừa là căn cứ giúp nhà trường đánh giá được

tình hình sức khỏe lao động đồng thời giúp người lao động phát hiện sớm những triệu chứng bệnh lý để điều trị kịp thời.

- Dịp hè hàng năm, nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chức cho tập thể người lao động đi du lịch, tham quan trong và ngoài nước. Nó giúp cho người lao động có thời gian nghỉ xả hơi sau một năm học vất vả, đồng thời giúp người lao động gắn kết, quan tâm lẫn nhau, tạo một tập thể đoàn kết vững mạnh. - Nhà trường cùng các đoàn thể luôn quan tâm thăm hỏi người lao động khi ốm đau, hiếu hỉ.

- Tặng quà cho con em NLĐ trong trường nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6 là 200.000 đồng/1 cháu; tặng quà dịp Tết trung thu trị giá: 300.000 đồng/1 cháu.

- Xây dựng văn hóa trong trường bằng xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các cá nhân, mọi người luôn quan tâm, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)