Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 66 - 67)

- Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch chi tiết về nhân lực trong cả ngắn hạn và dài hạn theo chiến lược phát triển của mình, vì vậy không dự báo chính xác nhu cầu lao động trong tương lai, công tác nhân sự, đặc biệt là khâu tuyển dụng và bố trí nhân lực chỉ thực hiện khi có nhu cầu phát sinh dẫn đến tình trạng bị động, kết quả đạt được không cao.

- Ban lãnh đạo nhận thức tầm quan trọng của các chính sách nhân sự đối với chất lượng hoạt động của nhà trường, tuy nhiên các chính sách đưa ra còn nhiều hạn chế, lạc hậu, hình thức. Từ năm 2021 nhà trường đang dần tự chủ tài chính và không được hưởng từ ngân sách nhà nước thì các chính sách cũng cần đổi mới và linh hoạt theo thực trạng, nhu cầu của đơn vị và xã hội.

- Điều kiện tuyển sinh khó khăn dẫn đến nguồn thu của nhà trường bị giảm sút, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đãi ngộ người lao động. Đặc biệt là khoản thu nhập tăng thêm và thưởng bị giảm khiến cho người lao động không tận tâm cống hiến cho người lao động.

- Người lao động không quan tâm đến các chính sách nâng cao chất lượng nhân lực. Đặc biệt đối với đào tạo, bồi dưỡng người lao động không chủ động nâng cao trình độ của mình mà phụ thuộc nhiều vào các khóa học nhà trường cử đi học. Việc học cũng nhằm mục đích lớn nhất là có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận thay vì tiếp thu các kiến thức phục vụ công việc.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)