Về thể lực của nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 40 - 45)

2.2.1.1. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Thể lực là tình trạng sức khỏe của người lao động, thể hiện sự phát triển bình thường và có khả năng lao động, tác động trực tiếp đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Thể lực của nhân lực của trường CĐYTHP được

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ĐVT: người 893 910 1059 1018 921

đánh giá trên các mặt: giới tính, độ tuổi, sức khỏe. Cơ cấu nhân lực theo giới tính của trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực theo giới tính của Trường cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

(ĐVT: người)

Cơ cấu lao động theo

giới tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL % SL % SL % SL % SL %

Nam 19 23.2 18 22.2 18 22.0 19 22.9 20 23.5

Nữ 63 76.8 63 77.8 64 78.1 64 77.1 65 76.5

Tổng số

lao động 82 100 81 100 82 100 83 100 85 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Có thể thấy cơ cấu giới tính giữa nhân lực nữ giới và nam giới của Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng có rất ít biến động trong giai đoạn 2016-2020. Lao động nữ giảm 2 người (tương ứng giảm 0.3%) và vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu lao động nhà trường (chiếm 76,5% năm 2020). Cơ cấu lao động theo giới tính của trường năm 2016-2020 được thể hiện dưới biểu đồ sau:

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính của Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

19 18 18 19 20 63 63 64 64 65 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù nghề nghiệp do ngành y là một ngành đặc thù, cán bộ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao đặc biệt đối với các vị trí công việc điều dưỡng, y tá, hộ sinh… cần sự kiên trì, nhẹ nhàng, khéo léo, tận tâm. Vì vậy là một trường đào tạo cán bộ y tế khối ngành sức khỏe, trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng cũng mang đặc điểm là tỷ lệ cán bộ nữ cao.

Tuy nhiên việc lao động nữ chiếm tỷ lệ cao thì việc phân công, bố trí lao động của nhà trường gặp một số bất lợi do nữ giới có thời gian nghỉ thai sản và nghỉ chế độ khác dẫn đến biến động nhân lực.

2.2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Khả năng làm việc của một người phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi. Mỗi độ tuổi khác nhau thì trạng thái sức khỏe, thể lực khác nhau, khả năng lao động cũng khác nhau. Nó liên quan đến kinh nghiệm, thâm niên công tác, kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức … tất cả yếu tố này đều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 2.5: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

(ĐVT: người)

Cơ cấu lao động theo

độ tuổi

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL % SL % SL % SL % SL % Dưới 30 tuổi 11 13.4 8 9.9 10 12.2 10 12.1 12 14.1 Từ 30 đến 39 tuổi 18 22.0 20 24.7 20 24.4 19 22.9 19 22.4 Từ 40 đến 49 tuổi 43 52.4 44 54.3 42 51.2 43 51.8 42 49.4 Từ 50 trở lên 10 12.2 9 11.1 10 12.2 11 13.3 12 14.1 Tổng số lao động 82 100 81 100 82 100 83 100 85 100

Nhìn vào bảng 2.5 có thể nhận thấy có sự biến động nhẹ, tuy vậy lao động có độ tuổi từ 30-49 vẫn là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao, cụ thể nhóm độ tuổi này nhiếm tỷ lệ 74,4% năm 2016 và đến năm 2020 chiếm 71,8%.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuôi của trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020

Đây là độ tuổi có độ chín muồi cả về chuyên môn và kinh nghiệm do đó hiệu quả làm việc, chất lượng công việc sẽ cao hơn 2 nhóm tuổi còn lại, hơn nữa sự ổn định, mức độ gắn bó với nhà trường cũng cao hơn 2 nhóm tuổi còn lại. Vì nhóm lao động dưới 30 là người còn trẻ, giàu nhiệt huyết, thích thay đổi, thách thức mới nên dễ rời bỏ công ty khi có cơ hội mới. Đối tượng trên 50 tuổi tuy rằng kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng nhưng do đã có tuổi, sức khỏe và sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc giảm sút. Do đó, có thể nhận thấy nguồn nhân lực của nhà trường hiện tại đang đạt chất lượng tốt xét trên khía cạnh độ tuổi. Tuy nhiên nhà trường cần có chính sách thu hút nhân lực trẻ về trường vì trong tương lai gần, nhân lực của nhà trường sẽ già hóa.

2.2.1.3. Sức khỏe của nhân lực

Sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thể lực của người lao động nói riêng và chất lượng nhân lực nói chung. Định kỳ hàng năm nhà trường tổ

12 người

42 người 19 người

12 người

chức khám sức khỏe cho người lao động và phân loại thống kê tình hình sức khỏe của người lao động, cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Thống kê tình hình sức khỏe của người lao động tại trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng giai đoạn 2018-2020

(ĐVT: người)

Chỉ tiêu sức khỏe

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL % SL % SL % SL % SL % Loại I: Rất khỏe 24 29.3 25 30.9 27 32.9 25 30.1 28 32.9 Loại II: Khỏe 50 61.0 51 63.0 50 61.0 52 62.7 52 61.2 Loại III: Trung bình 7 8.5 5 6.2 5 6.1 6 7.2 5 5.9 Loại IV: Yếu 1 1.2 0 0.0 0 0.0 0 0 0 0 Loại V: Rất yếu 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0 0 0 Tổng số lao động được khám 82 100 81 100 82 100 83 100 85 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Quản trị, Trường CĐYTHP)

Qua bảng 2.6 có thể thấy: số lượng lao động có sức khỏe xếp loại "rất khỏe" và "khỏe" chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2020. Tỷ trọng người đạt sức khỏe loại I, II khá cao so với nhiều cơ quan, đơn vị khác, điều này được giải thích do đặc thù người lao động có chuyên môn, hiểu biết về sức khỏe, tự chăm lo sức khỏe cho mình, bên cạnh đó môi trường làm việc trường học không gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh nghề nghiệp.

Vẫn còn một số lao động xếp loại sức khỏe "trung bình" nhưng tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần, từ năm 2017-2020 không có lao động xếp loại sức

khỏe "yếu", điều này cho thấy mặt bằng chung sức khỏe trong nhà trường rất tốt và đang thay đổi rất tích cực.

Nhà trường đã và đang có nhiều biện pháp nhằm nâng cao thể lực cho người lao động như thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo môi trường lành mạnh, nâng cao tinh thần thể chất cho người lao động. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thể hiện trách nhiệm xã hội và đảm bảo quyền lợi của người lao động, đây cũng là biện pháp giúp đánh giá tình hình và phân loại sức khỏe người lao động để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý để điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)