Đánh giá nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa tiêu chuẩn đã đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân viên trong một thời gian nhất định. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong nâng cao chất lượng nhân lực. Đánh giá phải chính xác mới xác định được chất lượng nhân lực của tổ chức đang ở mức nào.
Các phương pháp đánh giá:
- Phương pháp tự đánh giá: Là việc mỗi người lao động tự nhận xét và đánh giá cho mình theo những tiêu chí chung và tùy vào mức độ thích hợp theo bảng tiêu chí và được tập thể đơn vị góp ý kiến và lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Tự đánh giá là một việc làm đòi hỏi tính tự giác cao, nghiêm túc và tự xác định đúng khả năng của mình không để bị lệch lạc do mục tiêu đánh giá.
- Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm: Phương pháp này đáp ứng bởi các tiêu chuẩn một bảng điểm cho mỗi tiêu chuẩn. Thủ trưởng cơ quan hoặc ban lãnh đạo đánh giá kết quả làm việc của nhân viên sẽ cho điểm đối với mỗi nhân viên, sau đó thông báo cho người được đánh giá biết.
- Phương pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng: theo phương pháp này hàng năm thủ trưởng cơ quan ký với mỗi nhân viên hợp đồng về các nhiệm vụ, công việc mà nhân viên đảm nhiệm và cần hoàn thành trong năm, cuối năm thủ trưởng cơ quan cùng nhân viên đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng.
- Phương pháp đánh giá thông qua gặp gỡ trao đổi hàng năm: đây là phương pháp khá mới và có nhiều ưu điểm trong đánh giá viên chức hàng năm, tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này ít được thực hiện.
Để việc đánh giá người lao động đạt hiệu quả thì cần phải có hệ thống các tiêu chuẩn ứng với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chi tiết, rõ ràng, hợp lý. Đánh giá, phân loại là hoạt động khuyến khích người lao động làm việc tốt
hơn vì hiệu quả công việc của người lao động được nhìn nhận đúng, đem lại công bằng đối với các cá nhân.