8. Cấu trúc đề tài
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1.Quản lý
Xuất phát từ nhiều bình diện, quan niệm, tư tưởng và thời kỳ khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý.
Theo tác giả Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.”[13,tr.47]
14
Theo đại từ điển tiếng Việt (1990): Quản lý là trông coi, gìn giữ theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và hoạt động theo những nhu cầu nhất định. Tác giả Phan Văn Kha cho rằng: “Quản lý là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được mục đích đã định.” [23,tr.10]
Tác giả Dương Thị Diệu Hoa cho rằng: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả nhất tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.”[22,tr.10]
Tác giả Bùi Văn Quân cho rằng: “Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.”[35,tr.10]
Theo tác giả Trần Kiểm:“Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.”
Theo các tác giả Vũ Văn Dân, Võ Nguyên Du: “Quản lý là tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý trong một tổ chức (hay một hệ thống xã hội) với những phương pháp vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nhằm đạt mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của các đối tượng trong tổ chức.”[11,tr.9]
Theo góc độ hoạt động, quản lý là điều khiển, hướng các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt đến mục đích, phù hợp với quy luật khách quan.
15
Những khái niệm trên cho thấy, mặc dù các khái niệm quản lý được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, có cách biểu đạt khác nhau nhưng ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến những nhân tố cơ bản như chủ thể, đối tượng, mục tiêu quản lý...
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, xét trên tổng thể tôi thấy rằng: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả nhất tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.”