8. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Quảnlý giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực rất quan trọng, là một hiện tượng xã hội vĩnh hằng thì cũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Chỉ có con người mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyên mẫu lý tưởng của tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái hiện thực. Mục đích giáo dục cũng chính là mục đích của quản lý (tuy nó không phải là mục đích duy nhất của mục đích quản lý giáo dục). Đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,... bằng nhữnghành động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực. Quản lý giáo dục được các nhà nghiên cứu quan niệm khác nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.”[29,tr.12]
16
Theo các tác giả Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: ”Quản lý giáo dục chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục vàđào tạo, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.”[20,tr.6]
Theo tác giả Bùi Văn Quân: “Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.”[35,tr.14]
Các khái niệm trên tuy diễn đạt mỗicách khác nhau nhưng có thể hiểu: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều phối các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất nhưng đồng thời là chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục.”.
“Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáo dục được tiến hành một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con người đáp ứng những yêu cầu cho một xã hội nhất định” [23,tr.19]
“Nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể:
17
người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong quá trình giáo dục, hoạt động của người học (hoạt động học theo nghĩa rộng) và hoạt động của người dạy (hoạt động dạy theo nghĩa rộng) luôn gắn bó, tương tác, hỗ trợ nhau, tựa vào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội.”[27,tr.74]
“Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.[3]