8. Cấu trúc đề tài
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò trung tâm của nhàtrường
Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội để tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.
69
Theo Điều 93 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định trách nhiệm của nhà trường: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.”
3.2. Các biệnpháp quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở
3.2.1.Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường THCS
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là một quá trình, là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy hành động. Bất cứ công việc gì, khi thông hiểu thì sẽ tiến hành với ý thức trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao. Trong thực tế quá trình thực hiện công tác hạn chế tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học thời gian qua cho thấy, nơi nào nhà trường, gia đình phụ huynh học sinh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhận thức sâu sắc và thấu đáo thì trong quá trình thực hiện sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.
Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Nhận thức đúng đắn về vai trò to lớn của giáo dục,chỉ đạo và phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền cho nhân dân thấy được vai trò, tác dụng to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển của mỗi cá nhân, của mỗi gia đình, của địa phương và đất nước.Thực hiện đúng quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Đối với nhà quản lý giáo dục, giáo viên THCS: Phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục THCS, các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh THCS bỏ học để chủ động, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục. Tổ chức tốt các hoạt động
70
phối hợp ngay trong nhà trường; phối hợp tích cực, hiệu quả với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể địa phương để làm tốt công tác xã hội hóa trong giáo dục.
Đối với các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân: cần nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước; đẩy mạnh sự phối hợp với mục tiêu cơ bản là xây dựng con người mới có nhân cách, có tri thức, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Công tác phối hợp chỉ thành công khi cả xã hội cùng đồng lòng tham gia, xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng tích cực tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tổ chức thông qua hội nghị, mở các đợt tập huấn, lớp tập huấn cho cán bộ, cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương về đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về sự phối hợp, trách nhiệm của ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục, các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học nói chung và học sinh trung học cơ sở bỏ học nói riêng; những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng giáo dục, từ đó xây dựng các văn bản, Nghị quyết và vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo ở cơ sở. Có thể lồng ghép những nội dung này trong các lớp Trung cấp lý luận chính trị-hành chính; quản lý Nhà nước.
Hiệu trưởng các đơn vị trường học tích cực tham mưu lãnh đạo địa phương tổ chức hội nghị, tập huấn tuyên truyền cho cán bộ, các ban ngành đoàn thể, các bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân cư. Tuyên truyền đến từng hộ gia đình trong các khu dân cư.
Hiệu trưởng tổ chức trao đổi, tọa đàm, tư vấn: Hình thức đơn giản và tiện lợi, có thể tiến hành nhiều nơi với nhiều chuyên đề cụ thể và đa dạng về công tác phối hợp, cách thức giáo dục học sinh, tư vấn kiến thức, kỹ năng làm cha làm
71
mẹ..., đối với các tất cả mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn, mà đặc biệt là với cha mẹ học sinh... phương pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp, tạo không khí thân mật, cởi mở, gần gũi, dễ thu hút được nhiều người tham gia.
- Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sân khấu hóa với nhiều chuyên đề và hình thức phong phú như tổ chức các hội thi văn nghệ, thi tìm hiểu... với các chủ đề về sự phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội về nguyên nhân dẫn đến việc học sinh trung học cơ sở bỏ học... Xây dựng bộ phận tuyên truyền trong nhà trường (có thể kết hợp nhiều nội dung tuyên truyền khác).
- Hiệu trưởng khuyến khích, động viên lực lượng giáo viên cốt cán, giáo viên có kinh nghiệm và phối hợp các ngành chuyên môn tổ chức biên soạn tài liệu về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biên soạn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền,phát trực tiếp cho cha mẹ học sinh, các hộ gia đình, cơ quan, các tổ chức xã hội.
- Hiệu trưởng tham mưu lãnh đạo các địa phương chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với ngành văn hóa thông tin để xây dựng các nội dung văn hóa thông tin để xây dựng các nội dung bản tin, panô, áp phích..., đặt ở trường học, nơi công cộng, chọn những vị trí mọi người dễ quan sát, nội dung cô đọng, xúc tích để cha mẹ học sinh và mọi tầng lớp nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu và gây được ấn tượng.