Nguyên nhânhọc sinhTHCS bỏ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Nguyên nhânhọc sinhTHCS bỏ học

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở, có những học sinh bỏ học chỉ vì một nguyên nhân như học yếu hay gia đình khó khăn, tuy nhiên cũng có những học sinh bỏ học vì các nguyên nhân đan xen, kết hợp với nhau mà bản thân các em đôi lúc không biết nguyên nhân nào là chính.Cơ bản có một số nguyên nhân sau:

Bảng 2.5. Nguyên nhân bỏ học của học sinh

T

T Nguyên nhân bỏ học của học sinh

Học sinh (n=70) CBQL, GV (n=150) PHHS, các LLGD (n=70) SL % SL % SL % 1 Học yếu 25 35,7 70 46,7 20 28,6

2 Bố mẹ, gia đình không quan tâm đến việc học

15 21,4 20 13,3 23 32,8

3 Kinh tế gia đình khó khăn, muốn đi làm để kiếm tiền

10 14,3 22 14,7 7 10,0

4 Ham chơi, bị bạn bè lôi kéo nghỉ học 8 11,4 18 12,0 8 11,4

5 Gia đình bất hòa 4 5,7 4 2,7 2 2,9

6 Mâu thuẫn với bạn bè, bất mãn với thầy cô 2 2,9 6 4,0 2 2,9

7 Học xong cũng không có việc làm, chán học 4 5,7 8 5,3 2 2,9

45

- Thứ nhất: Học sinh bỏ học do học yếu

Số đông người được hỏi đồng ý với nguyên nhân này (học sinh đã bỏ học 35,7%; cán bộ quản lý và giáo viên 46,7%; cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội 28,6%).Như vậy, học yếu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh.

Có những học sinh gia đình khá giả nhưng cha mẹ nghĩ chỉ có bổn phận lo đủ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho trẻ học hành là đủ. Có phụ huynh khi con đòi gì cũng đáp ứng, trẻ xin tiền học thêm lớp nọ, lớp kia đều cho ngay mà không cần kiểm tra, các em này lại dùng tiền này vào chơi các trò chơi điện tử, đàn đúm, đua đòi… dẫn đến hỏng kiến thức, không theo kịp bạn bè, tự áidẫn đến chán học và nghỉ học. Còn những gia đình khó khăn, cha mẹ thường lo làm ăn, bố mẹ suốt ngày đi lên nương rẫy thậm chí ở lại ban đêm trên nhà rẫy, nên không có ai chăm lo, quan tâm đến việc học, việc làm, sinh hoạt của con em dẫn đến các em ham chơi, chán học,...thậm chí có gia đình không có đủ khả năng, kiến thức để quản lý giáo dục con sao cho đi theo chiều hướng tích cực.

Học sinh yếu từ những năm học đầu tiên của bậc tiểu học, không đạt chuẩn kiến thức của cấp học, lớp học nhưng vì bệnh thành tích của một số giáo viên và đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục, do đó các em vẫn được nâng lên lớp, dẫn đến các em không đủ chuẩn để tiếp tục học các lớp tiếp theo, các em sợ học, dần dần mất khả năng tiếp thu kiến thức, học ngày càng yếu hơn; một số thầy cô giáo chưa thật sự quan tâm đến học sinh, không biết được học sinh đó hỏng kiến thức ở chỗ nào để bổ trợ kịp thời cho các em, còn có cả những giáo viên mang tâm lý nặng nề từ bên ngoài lớp học vào lớp học và đè nặng tâm lý học sinh, học sinh cảm thấy chán tiết học do những thầy cô đó dạy

- Thứ hai: Học sinh bỏ học do bố mẹ, gia đình không quan tâm đến việc học của con em mình.

46

Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học của con cái, con cái học lớp nào haythầy cô giáo nào chủ nhiệm cũng không hề biết. Việc chăm sóc và quan tâm giáo dục con em của một số gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, họ quan niệm học cũng được, không học cũng không chết đâu mà sợ. Bởi vì, bản thân cha mẹ cũng ít học mà vẫn làm ăn tốt, thậm chí giàu có.

Khi tiến hành khảo sát có 21,4% học sinh đã bỏ học, 13,3% cán bộ quản lý và giáo viên 32,8% cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội đã lựa chọn nguyên nhân này. Như vậy, cha mẹ không quan tâm là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh. , dần dần các em mất kiến thức rồi bỏ tiết, bỏ giờ học.

- Thứ ba: Học sinh bỏ học do kinh tế gia đình khó khăn, muốn đi làm để kiếm tiền

Ở 07 xã đặc biệt khó khănvới 44,33% hộ nghèo và 13,35% hộ cận nghèo, nhiều gia đình còn rất khó khăn về kinh tế, không đủ các điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Thực tế khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả: có 14,3% học sinh đã bỏ học, 14,7% cán bộ quản lý và giáo viên,10,0% cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội đã đồng ý nguyên nhân này.

Như vậy, học sinh bỏ học do kinh tế gia đình khó khăn, muốn nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp gia đình là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh.

- Thứ tư: Học sinh bỏ học do ham chơi, bị bạn bè lôi kéo nghỉ học.

Một số thầy cô dạy ở các trường trung học hay có câu nói quen thuộc “Việc học hôm nay chán quá trời, 10 thằngđi học 9 thằng chơi”. Hiện nay khi xã hội phát triển mạnh mẽ, các phương tiện, điều kiệnđể cho con người giảitrí rất nhiều như: mạng di động, các trang facebook, cácđiểm Internet với các trò chơi điện tử làm cho học sinh đam mê, đi vào thế giớiảo. Nhiều học sinh được

47

bố mẹ cho tiềnđểăn sáng nhưng không ăn sáng hoặcăn ít hơn để dành tiền chơi game; hiện tượng hút, chích các chất gây nghiện hiện nay đang xuất hiện và có dấu hiệu tăng mạnhở các vùng nông thôn, đặc biệt uốn rược bia ở vùng miền núi, làm kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Những em có tiền thì bị người khác dụ dỗ, những em không có tiền thì bị người khác dùng tiềnđể lôi kéo, mua chuộc, sai khiến...

Khi tiến hành khảo sát, tôi biết đây là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh (có 11,4% học sinh đã bỏ học, 12,0% cán bộ quản lý và giáo viên, 11,4% cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trả lời đồng ý nguyên nhân này).

- Thứ năm: Học sinh bỏ học do các nguyên nhân khác

Bên cạnh bốn nguyên nhân cơ bản trên thì việc bỏ học của học sinh cũng có những nguyên nhân khác tác động vào ý thức dẫn đến tình trạng bỏ học như: mâu thuẫn với bạn bè, bất mãn với thầy cô; gia đình bất hòa hay một số yếu tố khác như gia đình buộc các em thôi học để phụ giúp gia đình làm ăn; học sinh bỏ học do không muốn để đủ trình độ tham gia nghĩa vụ quân sự; hoặc tình trạng tảo hôn hiện nay rất phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)