8. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Phối hợp cáclực lượng giáo dục
1.2.3.1. Phối hợp
Theo từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1999 của tác giả Nguyễn Văn Đạm thì khái niệm ”phối hợp” được hiểu là: ”dùng cùng vào một mục đích và trong cùng một lúc, nhiều tác dụng khác nhau, tăng cường lẫn nhau”. Qua các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội trong công tác giáo dục học sinh các tác giảđã dùng những khái niệm khác nhau như: ”thống nhất”, ”hợp tác”, ”kết hợp”, ”liên kết”, ”phối hợp”,... tuỳ theo mụcđích và nội dung nghiên cứu.
- Thống nhất: là hợp thành một khối.
- Hợp tác: là chung sức, trợ giúp qua lại với nhau. - Kết hợp: là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau.
- Liên kết: là kết hợp nhiều thành phần, nhiều tổ chức để thực hiện. - Phối hợp: là cùng hành động, hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.
Các khái niệm nêu trên gần như đồng nghĩa với nhau, trong đó khái niệm “phối hợp” phản ánh một cách bản chất nhất, chặt chẽ, liên tục, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Ở đây, tác giả đã sử dụng khái niệm phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh, hạn chế học sinh bỏ học ở các trường THCS. Để thực hiện tốt mối quan hệ “phối hợp” này thì các lực lượng giáo dục này đều phải thể hiện rõ vai trò
18
trách nhiệm, phát huy những thuận lợi vốn có của mình, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.2.3.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục
Các lực lượng giáo dục gồm: Gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội.Trong đó:
- Gia đình gồm có: ông bà, cha mẹ, con cái và người thân.
- Nhà trường gồm có: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, chi đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên phụ trách phổ cập giáo dục, giáo vên bộ môn,...
- Các lực lượng xã hội: Chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, công an, mặt trận, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, ban lãnh đạo thôn,...
Phối hợp các lực lượng giáo dục là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau của các lực lượng xã hội nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác giáo dục của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực hiện mục tiêu, nội dung, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội.