Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của huyệnVĩnh Thạnh vàcác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của huyệnVĩnh Thạnh vàcác

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Vĩnh Thạnh là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 80 km. Phía Bắc giáp huyện An Lão, phía Đông giáp huyện Phù Cát, phía Nam giáp huyện Tây Sơn và phía Tây giáp thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Với một huyện có 01 thị trấn và 08 xã, trong đó 07 xã có 31 làng người dân tộc thiểu số, trên địa bàn 07 xã thì có 07 trường Trung học cơ sở. Kinh tế ở 07 xã vùng cao còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo còn rất cao. Huyện rộng 700,8 km². Địa hình có nhiều đồi, núi. Sông Côn chảy qua huyện theo hướng Bắc-Nam. Vĩnh Thạnh có quỹ đất tự nhiên khá rộng, đứng thứ 2 (sau Vân Canh) trong 11 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Bình Định (số liệu 2017 là 782,49/6.075,4 km2) chiếm 39% diện tích 3 huyện miền núi của tỉnh và 13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong những năm qua, công tác giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm, thực hiện

37

tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, công tác khuyến học được đẩy mạnh. Tuy có nhiều sự quan tâm nhưng nhận thức, ý thức của nhân dân trong việc thúc đẩy phong trào giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của con em còn hạn chế, chưa thật sự coi trọng việc học hành, đây cũng là tư duy chung của người dân vùng cao- miền núi Vĩnh Thạnh.

Từ một huyện vùng cao-miền núi, Vĩnh Thạnh đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng ngày càng cao và hợp lý trong cơ cấu kinh tế.

Với tiềm năng kinh tế phong phú, đa dạng nêu trên, đây là những yếu tố, điều kiện tác động tích cực đến phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Thạnh đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, tập trung vào việc đầu tư cho phát triển, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế của huyện năng động, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khá; thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo để huyện nhà phát triển theo mục tiêu của Đảng ”dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

2.1.1.2. Đặc điểm các xã vùng cao huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Địa bàn huyện vùng cao Vĩnh Thạnh gồm 08 xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim,Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Thuận và 01 Thị trấn. Trong đó 07 xã nghèomiền núi theo quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ Tướng Chính phủ.

2.1.2. Đặc điểm công tác giáo dục và đào tạo của huyện Vĩnh Thạnh và các xã miền núihuyệnVĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)