Tăng cường công tác tham mưucác cấp ủy Đảng, chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Tăng cường công tác tham mưucác cấp ủy Đảng, chính quyền

địa phương, nâng cao hiệu quả của ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội để hạn chế học sinh bỏ học

Tham mưu để nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện công tác nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Việc tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là một yêu cầu quan trọng , nâng cao hiệu quả môi trường giáo dục. Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Tham mưu, tạo sự đồng thuận để nâng cao hiệu quả phối hợp tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong cộng đồng xã hội, tác động tích cực, đồng bộ đến chất lượng giáo dục, hạn chế học sinh bỏ học.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Các nhà trường đẩy mạnh công tác tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tham mưu thành lập Hội đồng giáo dục cấp xã, tham mưu để Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, chi bộ thôn, ban nhân dân các thôn để tập trung tuyên truyền, giáo dục, tạo động lực cho công tác phát triển giáo dục.

85

tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.

- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để thầy cô giáo tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.

- Phát động các phong trào thi đua một cách mạnh mẽ, thực chất, phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn trong các địa phương một cách mạnh mẽ.

- Phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học.

- Tập huấn kỹ năng sống, các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, kiến thức về giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh thông qua hội cha mẹ học sinh. Mỗi bậc cha mẹ học sinh phải thực hiện cam kết về việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em mình đến trường và phải đảm bảo việc các em được vui chơi và học tập tại gia đình. Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải được Hội cha mẹ học sinh và nhà trường, địa phương từng bước giúp đỡ để con em họ có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất.

86

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)