Quảnlý công tác phối hợp cáclực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.4. Quảnlý công tác phối hợp cáclực lượng giáo dục

Hoạt động quản lý trong nhà trường bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường) nhằm đạt được các nội dung, mục tiêu giáo dục là một trong những nội dung quan trọng.

- Gia đình:Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ - 2005 thì “Gia đình là một tập hợp người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong

19

xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.”[42,tr.323]

“Gia đình là tế bào của xã hội.”[42]

Gia đình là nền tảng của xã hội, là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là đối với trẻ em. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân; là môi trường bảo đảm sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống.

Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình còn là môi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi,.... Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc không chỉ khi chúng còn bé mà ngay cả lúc chúng trưởng thành, cha mẹ là người “thầy” đầu tiên của con cái họ, là người xây dựng nền tảng nhân cách trẻ em. Nhiều nét cơ bản của nhân cách như tính người, tình người, đều bắt đầu ngay từ gia đình và từ giáo dục ở cấp mầm non, tiểu học.

Gia đình và giáo dục gia đình là một giá trị hết sức đặc trưng của nhân loại, nhất là ở phương Đông từ xưa tới nay. Giáo dục gia đình có những điểm mạnh, đó là tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, thích ứng nhanh nhạy giữa yêu cầu của cuộc sống và đối tượng giáo dục là con cái. Cùng với các giá trị của giáo dục gia đình, những điểm mạnh này có thể bổ sung cho giáo dục nhà trường góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Xã hội được hiểu là một hệ thống các hoạt động và quan hệ của con người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, chung sống, cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

20

- Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan Đảng ủy xã, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng.

- Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả nhất tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội để hạn chế học sinh bỏ họcở các trườngtrung học cơ sở về bản chất là quá trình tổ chức quản lý việc phối hợp của nhiều thành viên, nhằm huy động hợp lý nhất khả năng của các thành viên để giữ vững sĩ số học sinh, hạn chế và đẩy lùi tình trạng bỏ học của học sinh THCS nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo công tác phổ cập giáo dục THCS.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương...

Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác phối hợp để đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Mục tiêu đó là: Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nhằm hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần phải: Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đặt đúng vị trí của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong tương quan với các lực lượng xã hội khác mà trường có quan hệ.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nâng cao nhận thức của từng gia đình hiểu rõ mục đích, nội dung, phương pháp dạy bảo con cái, tích cực phối hợp với giáo viên, với nhà trường, với xã hội để cùng

21

chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Nâng đỡ, ủng hộ sáng kiến của Hội, biết đặt ra, gợi ý cho Hội những công việc thiết thực, có hiệu quả, hướng mọi hoạt động vào thực hiện những công việc đã được hội nghị cha mẹ học sinh thống nhất đề ra. Chủ động tổ chức giải quyết khó khăn lớn nhất của các gia đình là sự lúng túng về phương pháp giáo dục, nói chung là về trình độ văn hóa sư phạm. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiệu trưởng có trách nhiệm chủ động phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh; tổ chức sự cộng tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh. Cụ thể, hiệu trưởng phải: Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm; xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh; tư vấn cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trong xây dựng và sử dụng quỹ Hội, hỗ trợ nhân lực, vật lực; thu hút Hội tham gia giáo dục học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Mục tiêu của quản lý sự phối hợp trong giáo dục là làm cho quá trình thực hiện công tác giáo dục vận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hăng hái, thuận lợi để giữ vững sĩ số học sinh, góp phần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)