Quảnlý giáo viên trong việc nâng cao kiến thức cho từng đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 98 - 100)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.6. Quảnlý giáo viên trong việc nâng cao kiến thức cho từng đố

tượng học sinh yếu, kém

Chất lượng hoạt động dạy học sẽ được nâng lên và tỷ lệ học sinh yếu,kém dẫn đến chán học, bỏ học sẽ giảm khi tỷ lệ học sinh yếu,kém giảm. Chính vì thế, việc giúp đỡ, kèm cặp cho học sinh yếu, kém thoát khỏi tình trạng này và đạt chuẩn kiến thức là rất cần thiết.

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường công tác quản lý, động viên giáo viên để họ tâm huyết trong dạy học nhằm nâng dần trình độ học sinh yếu, kém, giúp các em biết cách tự học và có ý thức vươn lên trong học tập, từng bước giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, học sinh chán học, bỏ học do yếu kém.

3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu quả của quá trình quản lý hoạt động dạy học phụ thuộc không nhỏ vào các biện pháp chỉ đạo hoạt động, phụ đạo cho những đối tượng học sinh yếu,kém. Chính vì thế, việc thiết lập nội dung và hình thức phụ đạo cho từng đối tượng học sinh yếu, kém theo từng môn học là vô cùng cần thiết, nếu số học sinh yếu kém giảm, kéo theo số học sinh thi lại, lưu ban giảm và cuối cùng là số học sinh bỏ học do học lực yếu kém, do lưu ban giảm.

- Tổ chức tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của học sinh, bàn bạc phương hướng, mục tiêuphụ đạo học sinh yếu kém, nội dung và hình thức trao đổi kinh nghiệm phụ đạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

- Tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, khoa học trong việc xác định học sinh yếu kém trên cơ sở kết quả cuối năm học trước và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học mới; phân loại học sinh yếu kém theo nguyên nhân. Dựa trên kết quả đó, xây dựng nội dung phụ đạo phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh yếu kém.

87

- Tổ chức phụ đạo cho các em từ 2 đến 3 tiết mỗi tuần và tổ chức dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa. Giáo viên dạy phụ đạo phải kiểm tra các em thường xuyên, có phê duyệt vào sổ đầu bài để hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm kịp thời nắm được tình hình nhằm uốn nắn các em, tạo điều kiện giúp đỡ các em từng bước nâng dần kiến thức.

- Chỉ đạo giáo viên phụ đạo học sinh yếu, kém phải nâng được 95% học sinh trong số này lên loại trung bình thực chất ở mỗi học kỳ, và đây là một trong những tiêu chí phải đạt được trong tiêu chuẩn thi đua đã thông qua đầu năm học.

- Phân công giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề, mến trẻ phụ trách công việc dạy phụ đạo học sinh yếu, kém.

- Chỉ đạo giáo viên dạy học sinh yếu, kém phải đi từ trình độ của học sinh kém nhất, nâng dần lên để các em cảm thấy việc tiếp thu kiến thức thật dễ và cảm thấy hứng thú trong quá trình học.

- Chỉ đạo giáo viên dạy học sinh yếu, kém phải tuyệt đối nhẹ nhàng với các em, thường xuyên khen khi các em có tiến bộ, động viên khi các em gặp khó khăn, từng bước giúp các em lấy lại lòng tin, từng bước có được niềm tin vào khả năng học tập và tương lai của mình.

- Hiệu trưởng ký duyệt sổ đầu bài mỗi tuần để kịp thời chỉ đạo việc dạy học sinh yếu, kém. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh yếu, kém để thấy được sự tiến bộ của các em.

- Chú ý tuyên dương các em trước lớp, trước trường khi các em có sự tiến bộ mặc dù rất nhỏ, thường xuyên báo cáo kết quả để cho phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em và cùng nhà trường hỗ trợ các em trong học tập.

88

3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)