8. Cấu trúc đề tài
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng các quy định nội bộ về
công tác phối hợp, cơ chế điều hành phối hợp, thúc đẩy công tác giáo dục phát triển để hạn chế học sinh THCS bỏ học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế vận hành là yêu cầu cơ bản để lãnh đạo, quản lý các hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Qua
72
tìm hiểu cho thấy vẫn còn nhiều xã chưa thành lập ban chỉ đạo, cũng có xã có nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Để hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội mang lại hiệu quả, thiết thực, có trọng tâm thì mỗi đơn vị xã cần xây dựng bộ máy quản lý, chỉ đạo và quy chế hoạt động cụ thể.
Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế pháp lý, quy chế thực hiện để Ban chỉ đạo điều hành hoạt động phối hợp một cách hợp lý, tạo điều kiện để những người tham gia công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường, các bậc phụ huynh có điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Tạo cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, điều chỉnhsự phối hợp một cách khách quan, chính xác, có tác dụng tích cực trong công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Vào đầu năm học, hiệu trưởng tham mưu với chính quyền địa phương (đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách công tác văn xã) để họp Hội đồng giáo dục, trong đó có mời thêm trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhân đó để thành lập Ban chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
*Ban chỉ đạo
Gồm có 01 trưởng ban (có thể là đồng chí Phó chủ tịch UBND xã); 01 phó ban thường trực (có thể đồng chí Hiệu trưởng trường THCS); thêm 01 phó ban (có thể là đồng chí Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh); đồng chí Giáo viên–tổng phụ trách đội làm thư ký; các đồng chí trưởng các ban ngành đoàn thể của xã, trưởng ban nhân dân các thôn làm thành viên.
* Cơ chế hoạt động
Xây dựng chương trình hành động của Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức. Trong đó chú trọng một số nội dung trọng
73
tâm như: đồng chí Trưởng ban với vai trò phụ trách chung, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể của địa phương và ban nhân dân các thôn, Hiệu trưởng chỉ đạo đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác học tập của học sinh trên lớp, đồng chí Tổng phụ trách Đội quản lý nề nếp học sinh, đồng chí giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm theo dõi quá trình học tập, việc vắng học của học sinh và đẩy mạnh công tác phối hợp với gia đình học sinh, đồng chí trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm chỉ đạo các chi hội trưởng của các chi hội lớp tăng cường quản lý việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt của học sinh ở nhà đồng thời tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những yêu cầu cơ bản trong việc phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội để họ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý con cái trong việc học tập, rèn luyện, đảm bảo chuyên cần. Giáo viên chủ nhiệm ngoài những công việc chuyên môn đã phân công còn phải đảm nhiệm trọng trách to lớn đó là cầu nối, là tác nhân của quá trình phối hợp.
- Tiêu chí và cách thức thực hiện
Kế hoạch đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó cần chú ý một số điểm trọng tâm như:
+ Trong kế hoạch phải thể hiện đủ các nội dung cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận lợi cho phụ huynh tham gia.
+ Kế hoạch phải thể hiện rõ quy trình hoạt động, thời gian, nhiệm vụ và đối tượng tham gia.
+ Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của địa phương, nhà trường và các mối quan hệ biện chứng.
Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm tập hợp tình hình học tập của học sinh, những trường hợp vắng học, bỏ tiết báo cáo cho giáo phụ trách công tác đội để có trách nhiệm theo dõi cụ thể.
74
quan trọng vì nó đảm bảo tính hệ thống, định hướng, thống nhất, loại trừ những việc làm tùy tiện, hạn chế những rủi ro đáng tiếc, việc xây dựng kế hoạch phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong việc hạn chế học sinh THCS bỏ học phải đầy đủ, hợp lý để đưa vào kế hoạch chung của địa phương, các nhà trường, xem đây là cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Khi đã có kế hoạch về nội dung phối hợp của nhà trường với gia đình và các ban ngành đoàn thể của xã hội thì nhà trường là cơ quan thường trực có trách nhiệm bàn bạc, góp ý xây dựng, đưa ra kế hoạch... thông qua đó để một lần nữa nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cán bộ địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện kế hoạch đó. Phân công công việc cụ thể cho các cá nhân, tổ chức phụ trách từng nội dung.
Khi tiến hành khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy đa số các nhà trường và các địa phương đều có kế hoạch hoạt động giữa nhà trường với gia đình và chính quyền địa phương nhưng còn mang tính chung chung, trong quá trình thực hiện thì đơn điệu như: tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh, gởi sổ liên lạc vềgia đình học sinh, điện thoại cho cha mẹ học sinh, hay là triệu tập phụ huynh của những học sinh thường vi phạm nội quy nhà trường là chủ yếu.
Chính vì vậy, kế hoạch cần được xây dựng một cách cụ thể, đa dạng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần tham gia.
3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các phương thức phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế học sinh bỏ học