Đặc điểm công tác giáo dục vàđào tạo của huyệnVĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Đặc điểm công tác giáo dục vàđào tạo của huyệnVĩnh Thạnh

2.1.2.1. Đặc điểm giáo dục và đào tạo của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

38

chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Qua 05 năm, công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, bình quân hàng năm, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS và THPT đạt 99,6%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao (trong 05 năm có: 1.155em học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước); tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi có trình độ trung học phổ thông chiếm 68,6%; tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng chiếm 5,25%.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 100%; 09/09 xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi , 100% xã giữ vững chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở; 100% xã, thị trấn đều có Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả.”

Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đến nay đã được đầu tư, phát triển khang trang, sạch đẹp. Toàn huyện có 30 trường học (trong đó có 09 trường đạt chuẩn quốc gia: 01 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 04 trường THCS), góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Huyện ngày càng phát triển. Công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh ngày càng được đẩy mạnh, đa dạng hóa ngành nghề; thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.

2.1.2.2. Đặc điểm giáo dục và đào tạo ở các xã miền núihuyện Vĩnh Thạnh nơi có 07 trường THCS được nghiên cứu.

Ở 07 xã miền núi, nơi địa bàn nghiên cứu thì 100% số xã đều có hệ thống giáo dục từ Mẫu giáođến trung học cơ sở. Trong đó trường Mẫu giáo (07 trường), tiểu học (08 trường), THCS (07 trường). Trong 07 trường THCS mà tôi nghiên cứu thì có tất cả 07 trường đóng trên địa bàn xã miền núi đặc biệt khó khăn ,theo quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ Tướng Chính phủ.

39

Công tác giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như các ngành đoàn thể và xã hội quan tâm, thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, công tác khuyến học được đẩy mạnh.

Tuy có nhiều sự quan tâm từ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhưng nhận thức, ý thức của nhân dân (đặc biệt phụ huynh học sinh người dân tộc Bana) trong việc thúc đẩy phong trào giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của con em còn hạn chế, chưa thật sự coi trọng việc học hành, đây cũng là tư duy chung của người dân vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)