8. Cấu trúc đề tài
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất
đề xuất
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế học sinh bỏ học ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, đề tài đã đưa ra 09 biện pháp quản lý. Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi
91
của các biện pháp được đề xuất, tôi đã tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của 290 người. Trong đó: cán bộ quản lý (hiệu trưởng và phó hiệu trường:14 người), cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh: (03 người), giáo viên phụ trách đội :(07 người); còn lại giáo viên: (126 người); 70 phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác(gia đình học sinh: 35 người; các lực lượng xã hội: 35 người) và học sinh bỏ học: (70 em).Đối tượng khảo nghiệm đều là những người có liên quan trực tiếp đến việc phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội, đều là chủ thể và khách thể trong hoạt động giáo dục để hạn chế tình trạng học sinh THCS bỏ học.
3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp
Theo số liệu bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đưa ra đều khẳng định là cấp thiết và rất cấp thiết cần được vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt biện pháp “Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học” đạt mức độ rất cấp thiết (85,0%) và cấp thiết (15,0%); biện pháp “Phát huy vai trò trung tâm của nhà trường trong việc phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội để xây dựng nhà trường có uy tín, vững mạnh”đạt mức độ rất cấp thiết (82,3%) và cấp thiết (17,7%); các biện pháp còn lại đều thể hiện tính cấp thiết và rất cấp thiết đạt mức cao.Do đó, các biện pháp đề xuất đều cấp thiết và rất cấp thiết cần phải được triển khai vào thực tiễn giáo dục để tăng cường sự phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh THCS bỏ học.
92