8. Cấu trúc đề tài
1.3. Công tác phối hợpcủa nhàtrường với gia đình vàcác lực lượng xã
1.3.1. Mục tiêu phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở
Việc xác định mục tiêu phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội một cách đúng đắn, giúp cho quá trình phối hợp diễn ra một cách nhịp nhàng, thường xuyên, tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng.
Mục tiêu của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong giáo dục là nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
Mục tiêu phối hợp là để tạo sự thống nhất về quan điểm giáo dục, thống nhất về các nội dung và biện pháp của nhà trường đối với gia đình và xã hội nhằm làm cho giáo dục đạt được kết quả cao nhất, tránh hiện tượng“trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong giáo dục.
Tuy nhiên mục tiêu phối hợp phải phù hợp ở từng địa phương và phù hợp với khả năng nhận thức của các thành viên thì mới phát huy hiệu quả một cách cao nhất.
1.3.2.Nội dungphối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở
Phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội là những việc cần phải thực hiện để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp
23
chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội, để công tác phối hợp đảm bảo đạt hiệu quả, chúng ta cần phải: - Thống nhất về mục tiêu giáo dục: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [43,tr.8]
- Thống nhất về phương pháp giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[43,tr.8]
- Xây dựng cơ chế, phân công trách nhiệm:
Trách nhiệm của nhà trường: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục; các quy định có liên quan đến nhà trường.
Trách nhiệm của gia đình: Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Trách nhiệm của xã hội:Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng phong trào học tập
24
và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.
- Cung cấp, trao đổi thông tin lẫn nhau trong quá trình phối hợp, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp và điều chỉnh các hoạt động, các phương pháp, sự phân công để làm cho công tác phối hợp ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
1.3.3.Phương thức phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội
Sự phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh cần có các phương thức phù hợp, nhịp nhàng, đồng bộ, bổ sung cho nhau.
Thiết lập cơ chế, phân công trách nhiệm cụ thể của các lực lượng nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương trong việc giữ vững sĩ số học sinh, hạn chế tình trạng bỏ họccủa học sinh trung học cơ sở.
Phương thức phối hợp bằng văn bản: Biên bản cuộc họp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, Điều lệ hội cha mẹ học sinh, Luật giáo dục, Nghị định về Phổ cập giáo dục, các văn bản về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc, thông báo, báo cáo về công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng địa phương,...
Phương thức tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh học sinh, cán bộ và nhân dân thông qua các cuộc míttinh, hội nghị, giới thiệu các gương điển hình...
Phương thức phối hợp trong hành động: Thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ phụ huynh học sinh, thăm hỏi gia đình học sinh, thông báo về tình hình học sinh qua điện thoại và các phương tiện truyền thông khác; lãnh đạo nhà
25
trường tiếp xúc với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để đóng góp ý kiến, báo cáo tình hình học sinh để tìm tiếng nói chung trong giáo dục.
Phương thức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách thường xuyên, định kỳ, quy định trách nhiệm, tiêu chí thi đua, động viên khen thưởng. Tổ chức các chuyên đề về sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục.
1.3.4. Các điều kiện cần thiết cho công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và cáclực lượng xã hội
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội. Kế hoạch phải đảm bảo chi tiết về nội dung, cách thức, nguồn lực, cơ chế cho công tác phối hợp.
Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán ở địa phương và trình độ nhận thức của nhân dân, của phụ huynh học sinh. Để công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội mang lại hiệu quả thiết thực cần phải đảm bảo các điều kiện:Có kế hoạch hoạt động phối hợp; tạo sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của cả nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội;có văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước; huy động các nguồn lực cho các hoạt động; phát huy tốt nội lực của ngành giáo dục, tăng cường năng lực của người quản lý.
Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội đòi hỏi phải được sự đồng thuận và ủng hộ của các lực lượng giáo dục, của toàn xã hội. Sự đồng thuận và ủng hộ đó là động lực để phát triển nhà trường; sự kết hợp tốt giữa nội lực với ngoại lực sẽ là điều kiện cho sự phối hợp thành công.
Nghiên cứu, vận dụng các văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước phù hợp điều kiện thực tiễn để đạt hiệu quả cao mà không vi phạm các quy
26 định đã ban hành.
Sự huy động và sử dụng các nguồn lực: nhân lực, tài lực, tin lực một cách hợp lý là yêu cầu rất cần thiết để mang lại thành công cho công tác phối hợp.Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng nồng cốt có trách nhiệm chính trong việc phối hợp với gia đình học sinh; giáo viên phụ trách công tác phổ cập là người có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện chỉ đạo của hiệu trưởng để phối hợp với các ban ngành đoàn thể, ban nhân dân các thô n trong việc giữ vững sĩ số học sinh; đoàn thể trong nhà trường (công đoàn, đoàn thanh niên,...) là những bộ phận kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với sự thống nhất của hiệu trưởng nhà trường; gia đình có vai trò chủ động phối hợp với hội cha mẹ học sinh, nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh, chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu giáo dục, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để biết tình hình học tập, rèn luyện của con em mình...; các lực lượng xã hội với chức năng nhiệm vụ của mình thiết lập các cơ chế nhằm phối hợp tích cực với nhà trường và các gia đình học sinh, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để cho công tác giáo dục phát triển; tích cực tuyên truyền nhằm xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài.
Kỹ năng của người hiệu trưởng để có được những quyết định hợp lý phụ thuộc vào sự hiểu biết về sự phối hợp, hiểu biết về nhà trường và các mối quan hệ xã hội, khả năng áp dụng vốn hiểu biết, kỹ năng đó vào thực tiễn. Bên cạnh, người hiệu trưởng phải đóng vai trò là người cổ vũ, hỗ trợ, xử lý tốt các tình huống nảy sinh, liên kết các nguồn lực để đạt hiệu quả trong công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội.
27
1.4.Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội khác trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở
1.4.1. Mục tiêu quản lý phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở
Mục tiêu quản lý công tác phối hợp của nhà trường đối với gia đình và các lực lượng xã hội là quản lý để tạo sự thống nhất, đồng thuận và gắn trách nhiệm của cộng đồng xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục, tăng cường các lực lượng tham gia làm giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội nhằm hạn chế học sinh bỏ học là tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung... để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế học sinh bỏ học.
1.4.2. Quản lý nội dung phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng các nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương để quản lý và tiến hành quản lý các nội dung phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội để tạo sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Quản lý thống nhất về mục tiêu giáo dục: Tập trung tuyên truyền cho mọi người thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp phụ huynh học sinh, các cuộc họp ở địa phương, các cuộc mittinh, các buổi hoạt động ngoại
28
khóa,... để mọi người phải nắm cụ thể mục tiêu của công tác phối hợp giáo dục học sinh THCS.
Người hiệu trưởngchỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm học) trong việc hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS.
- Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên Tổng phụ trách Đội, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục, với phụ huynh học sinh của lớp.
- Kế hoạch phối hợp của hiệu trưởng với giáo viên phụ trách phổ cập giáo dục THCS, với ban đại diện cha mẹ học sinh, với Đảng ủy, chính quyền địa phương và ban nhân dân các thôn.
Hiệu trưởng xây dựng được một cơ chế phối hợp tốt sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường, từ đó tạo ra thương hiệu cho nhà trường, tạo nguồn cảm hứng học tập cho các em nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Trong công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục có mộtsố nội dung cơ bản sau:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…).
+ Phối hợp quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh chậm tiến bộ.
29
thiết phục vụ dạy và học. Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
+ Phối hợp công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng, đại diện gia đình học sinh là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc người được cha mẹ hợp pháp ủy quyền; đại diện địa phương là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền địa phương (chủ tịch xã).Gia đình học sinh có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật. Cha mẹ học sinh có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục học sinh. Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh.Trong đó, việc hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng phải thường xuyên.
Tổ chức thực hiện nội dung phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hộitrong việc hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS.Phân công các thành viên trong nhà trường mà lực lượng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục THCS như:
30
- Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội.
- Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm là những người có khả năng tham gia phối hợp với nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp.
Hiệu trưởng thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và ban nhân dân các thôn để đảm bảo việc giữ vững sĩ số học sinh.
Chỉ đạothực hiện nội dung phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS.
Với kế hoạch phối hợp đã được đề ra thì hoạt động chỉ đạo, điều khiển của người hiệu trưởng là rất cần thiết trong suốt quá trình phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Điều này giúp cho công tác phối hợp tiến hành một cách thường xuyên, liên tục đáp ứng cho công tác giáo dục học sinh diễn ra từng ngày. Hiệu trưởng đề ra những công việc cụ thể cho từng giai đoạn