Chỉ đạo đa dạng hóa các phương thức phối hợpcủa nhàtrường vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 86 - 96)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các phương thức phối hợpcủa nhàtrường vớ

Xây dựng cơ chế phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh THCS bỏ họclà những phương thức phối hợp, những tác động giáo dục giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ở địa bàn dân cư nơi trường đóng và học sinh đang sinh sống. Xây dựng các

75

mối quan hệ xã hội tốt đẹp của đời sống (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinh hoạt gia đình)để có tác dụng như những quan hệ giáo dục, tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong cộng đồng dân cư, vừa có tác động trực tiếp đến việc hình thành ý thức, nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo được những điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói chung ngày càng phát triển.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Phương thức phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học là cách thức chúng ta thực hiện để làm sao mang lại kết quả cao nhất. Việc sử dụng và kết hợp các phương thức phối hợp phải đa dạng, linh hoạt, khéo léo, vận dụng phương thức phải chuẩn xác thì mới mang lại được hiệu quả cao trong việc phối hợp để hạn chế việc bỏ học của học sinh, duy trì số lượng, đảm bảo chất lượng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức các phương thức hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình thông qua sổ liên lạc, gọi điện thoại, họp phụ huynh học sinh hay giáo viên thăm hỏi gia đình học sinh,... là những phương thức cơ bản.

- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều của nhà trường với gia đình và ngược lại. Trong suốt quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch định kỳ hàng tháng thông báo với gia đình biết kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức, kết quả học tập và các mặt khác của con em thông qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả phải có nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những hạn chế, những điểm cơ bản của từng học sinh và những kiến nghị với gia đình. Những nhận xét phải cụ thể, khách quan, tránh chung chung.

76

Phụ huynh sau khi xem xét phải ghi rõ ý kiến của mình qua kết quả của con em và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm. Chính sự thông báo, trao đổi ý kiến qua lại như vậy giúp cho nhà trường và gia đình thường xuyên thu thập những thông tin cần thiết để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện cho công tác phối hợp. Việc trao đổi phải thường xuyên, liên tục, theo định kỳ.

- Sổ liên lạc điện tử: Có thể sử dụng phần mềm SMAS để phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh; cấp mã số học sinh để phụ huynh học sinh biết và truy cập, khuyến khích phụ huynh học sinh đăng ký tin nhắn qua điện thoại do tổng đài Viettel cung cấp. Để cho việc sử dụng sổ liên lạc điện tử đạt hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách công tác công nghệ thông tin phải tăng cường cập nhật để đảm bảo thông tin học sinh một cách kịp thời.

- Trao đổi qua điện thoại và các hình thức liên lạc điện tử khác: Với việc phát triển mạnh mẽ của các hình thức truyền thông như điện thoại, Zalo,nhắn tin, Facebook giúp cho việc liên lạc một cách rất nhanh chóng giữa mọi người với nhau cũng như với thầy cô và phụ huynh học sinh. Hình thức này để thông báo những việc đột xuất giữa giáo viên với phụ huynh học sinh và ngược lại một cách nhanh chóng, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh.

- Trao đổi thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, người thân của học sinh: Sử dụng khi gặp những trường hợp khó khăn không thể tìm tiếng nói chung giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, hình thức này nhằm tạo dư luận để công tác phối hợp thực hiện tốt hơn.

- Thăm gia đình học sinh: đây là biện pháp hiệu quả nhất đến từng học sinh nhưng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, có trách nhiệm với học sinh. Trong quá trình thăm gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và rèn luyện của học sinh,

77

hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịp thời giải quyết những nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với phụ huynh giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú, khuynh hướng của các em cũng như gia đình để giáo viên có thể đưa ra những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc giáo dục các em, qua đó tạo dựng và củng cố niềm tin, mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục, góp phần hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng.

- Mời phụ huynh học sinh đến trường: Thường được hiệu trưởng hay giáo viên chủ nhiệm sử dụng khi học sinh vi phạm trong quá trình học tập và rèn luyện ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời phụ huynh học sinh đến trường để thông báo tình hình của học sinh, cùng phụ huynh học sinh bàn bạc tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh hiệu quả. Việc mời phụ huynh học sinh đến trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật sự cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan niệm rằng việc mời phụ huynh học sinh đến trường còn giúp họ hiểu được công việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường và việc rèn luyện con em của họ. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡcủa họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ...Những cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình ngày càng mật thiết hơn đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc mời phụ huynh đến trường vì những mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó.

- Họp phụ huynh học sinh toàn trường, theo lớp: Cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh cả trường thể hiện sự thẳng thắn giao tiếp giữa lãnh đạo nhà trường và toàn thể phụ huynh học sinh, nhà trường báo cáo những kết quả đạt được, những định hướng lớn, những vấn đề chung, nêu ra những gương mặt tiêu biểu của học sinh để phụ huynh có thể chia sẻ, hiểu hơn về nhà

78

trường.Cuộc họp phụ huynh học sinh ở lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những cuộc họp tổ chức theo định kỳ tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp phụ huynh học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tùy theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau. Thường vào mỗi năm học nhà trường tổ chức 3 lần họp phụ huynh học sinh đó là: Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.

- Sử dụng website của nhà trường: Nhà trường công bố website cho phụ huynh học sinh biết, nhà trường thường xuyên đăng tải các thông tin về hoạt động của nhà trường trên website để mọi người nắm bắt và thực hiện tốt công tác phối hợp.

Thực tiễn giáo dục đã cho ta thấy qua cuộc họp phụ huynh học sinh của nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi hiểu về hoàn cảnh của từng học sinh (nhất là những học sinh cá biệt), từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được phụ huynh học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời giúp cho họ có thêm kiến thức về giáo dục con em. Vì vậy, trong công tác giáo dục học sinh cần mở rộng phương pháp này. Tuy nhiên,còn nhiều phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc phối hợp giáo dục con em, nên đôi khi không tham gia, việc không tham gia hội họp chủ yếu rơi vào phụ huynh của những em học sinh cá biệt. Do đó giáo viên phải có biện pháp cụ thể đối với các đối tượng học sinh này.

Khi tiến hành các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, điều hành khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc phụ huynh học sinh, tránh biến cuộc họp trở nên đơn thuần chỉ là: “một hình thức thông báo kết quả, điểm số và các khoản đóng góp”. Sau mỗi lần tổ chức

79

cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để lần họp sau đạt kết quả cao hơn.

Tổ chức các phương thức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với Đảng ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, ban nhân dân các thôn thông qua tham mưu trực tiếp, gọi điện thoại, email...

- Nhà trường tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương để phối hợp với các ban ngành đoàn thể ban nhân dân các thôn, tạo tiếng nói chung đẩy mạnh công tác phối hợp.Tham dự các buổi sinh hoạt, các buổi mittinh do ban nhân dân các thôn tổ chức, phát biểu để tạo tiếng nói chung trong công tác phối hợp, cùng ban nhân dân các thôn trong công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, tuyên truyền giáo dục cho các em về tầm quan trọng của việc học. Ban nhân dân thôn là những người gần gũi với phụ huynh học sinh, gần gũi với gia đình học sinh, những người có uy tín và chăm lo cho các gia đình, xây dựng trong cộng đồng thôn.

Trong công tác phối hợp để vận động học sinh trở lại lớp, hạn chế học sinh bỏ học chúng ta phải nghiên cứu,tìm những người có uy tín với các em, với gia đình các em để động viên các em học tập.

- Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư nơi học sinh đang sinh sống, học tập, lao động, vui chơi, môi trường gần gũi và quen thuộc đối với các em. Cộng đồng nơi ở là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh quan hệ của gia đình với gia đình và các thành viên của mỗi gia đình. Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồngxã hội thành một môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh có sức mạnh to lớn cho sự phát triển giáo dục, ngăn chặn học sinh bỏ học.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh còn thực hiện thông qua việc nhà trường tổ chức phối hợp với các cơ quan công an, y tế, văn hóa, các tổ chức hội, đoàn thể... bằng nhiều hình thức như giao lưu, kết nghĩa, đỡ đầu.

80

3.2.4. Phát huy vai trò trung tâm của nhà trường trong việc phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội để xây dựng nhà trường có uy tín, vững mạnh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, là tổ chức giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương. Nhà trường được coi là “vầng trán” của nền giáo dục một quốc gia, “những cơ sở nhân cách người học được hình thành trong nhà trường bởi đội ngũ những người giáo viên được xã hội trao sứ mệnh nặng nề và vẻ vang: đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.”

Thực hiện được mục tiêu giáo dục trung học cơ sở, giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Có bản lĩnh tự chủ, trung thực, năng động, sáng tạo, có hoài bão, ý chí vươn lên, hình thành nhân cách con người Việt Nam mới, phù hợp xu thế chung của thời đại, đồng thời gìn giữ bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam.

Các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phát huy vai trò trung tâm, nồng cốt và chủ động sáng tạo của các nhà trường trong công tác phối hợp. Có như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức được các lực lượng xã hội cùng tham gia giáo dục. Phát huy vai trò tự chủ, năng động, sáng tạo của nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS, mở rộng cơ hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức tham gia vào việc xây dựng nhà trường ngày càng có uy tín, vững mạnh. Nâng cao vị thế của nhà trường, nâng cao vị thế của giáo dục, làm cho mọi người ngày càng quan tâm đúng mức đối với nhà trường, đối với công tác giáo dục.

81

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường có trách nhiệm tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác phối hợp. Tổ chức tập hợp phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hướng dẫn để mọi người biết được các chủ trương về giáo dục, tuyên truyền về công tác giáo dục, phương pháp giáo dục trẻ em cho mọi người.

Hiệu trưởng tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành đoàn thể xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của từng địa phương trong tổng hòa các mối quan hệ của nó. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục THCS, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục THCS gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ văn hóa-xã hội mỗi địa phương và được thực hiện trong đời sống cộng đồng. Các trường THCS chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng các đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc lập kế hoạch để mọi người có trách nhiệm tham gia xây dựng nhà trường.

Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục; nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường THCS; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, triển khai có chất lượng các chuyên đề, tập trung bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi các cấp, thi đạt kết quả cao; phụ đạo học sinh yếu kém để các em đạt chuẩn kiến thức.

Nhà trường THCS là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của cá nhân con người. Để phát huy vai trò của nhà trường đối với xã hội, thì cần quản lý nhà

82

trường sao cho nhà trường phải thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ sau:

- Mang lại cho địa phương một trữ lượng văn hóa cần thiết, nâng cao mặt bằng dân trí cho địa phương, làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài việc đào tạo đối tượng là học sinh của nhà trường, đội ngũ giáo viên trường còn tích cực tham gia công tác xóa mù chữ, dạy bổ túc văn hóa, điều tra phổ cập giáo dục, vận động học sinh, ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng,...

- Đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhà trường đào tạo ra những học sinh làm cơ sở cho việc đào tạo nên những người phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở địa phương trên cơ sở định hướng về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Ngoài ra còn góp phần giúp địa phương ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; tổ chức các hoạt động công ích xã hội, tuyên truyền cổ động để thúc đẩy các phong trào xã hội ở địa phương.

- Xây dựng nhà trường là một lực lượng giáo dục thật sự. Nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)