8. Cấu trúc luận văn
1.6.1. Các văn kiện của Đảng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ngày nay, trong quá trình lãnh đạo đất nước kiên định phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng ta càng quan tâm hơn đến nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng LLCT nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tự cường dân tộc cho mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ngày 03/9/2008, Ban Bí thư TW Đảng (khóa X) đã ban hành Thông báo Kết luận số 181-KL/TW Về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Trường chính trị cấp tỉnh và Trung tâm BDCT cấp huyện và Quyết định số 185- QĐ/TW
Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm BDCT cấp huyện
nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Nghị quyết 01- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII) khẳng định: việc đẩy mạnh công tác lý luận trở thành một yêu cầu bức thiết đối với Đảng ta hiện nay. Từ đó xác định yêu cầu đối với Đảng và Nhà nước trong công tác lý luận: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận... các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải quan tâm đặc biệt công tác lý luận. Lý luận thật sự khoa học là cơ sở để nâng cao vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng trong
39
hoạt động thực tiễn, là cơ sở để giáo dục lý tưởng, nâng cao niềm tin... Các cấp uỷ đảng phải thật sự coi trọng lý luận, thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận, tăng cường giáo dục để nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới” [30, tr. 3].
Đối với cán bộ, đảng viên Nghị quyết 01-NQ/TW nhấn mạnh: Bản thân cán bộ lãnh đạo phải có chế độ thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ lý luận. Từ đó, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ và phương hướng thực hiện: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận một cách sáng tạo, trước hết là tổng kết có lý luận những kinh nghiệm cơ bản trong công cuộc đổi mới”…. “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ta, nâng cao giác ngộ lý tưởng và niềm tin cho đảng viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân” [30, tr. 6].
Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, Đảng ta lại càng đặc biệt quan tâm đến công tác lý luận. Nghị quyết số 16- NQ/TW, ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa IX) đưa ra nhiệm vụ chủ yếu về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, trong đó có nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân” [32, tr. 27]. Vì thế cần phải: “Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc, có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học, dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự đọc các tác phẩm lý luận và văn kiện của Đảng” [32, tr. 30]. Từ đó, Nghị quyết đưa ra
40
giải pháp thực hiện: “Đổi mới nội dung công tác giáo dục LLCT theo hướng gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Mở rộng sử dụng hình thức đối thoại trong hoạt động tuyên truyền giáo dục. Mở rộng hình thức học tập LLCT trên các phương tiện thông tin đại chúng; chấn chỉnh hình thức đào tạo tại chức; nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá kết quả học tập; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với việc bố trí, sử dụng cán bộ” [32, tr. 59].
Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đề ra mục tiêu: “Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng [31, tr. 24]. Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó có nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nêu rõ: “... Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực, hiệu quả. Hai là, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng của các cấp theo tinh thần Nghị quyết này, tạo niềm tin trong Đảng và nhân dân...” [31, tr. 38].
Kết luận số 57-KL/TW của Ban Bí thư TW Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã nêu rõ:
41
“Các cấp ủy đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” [22, tr. 9]; đồng thời cũng đề ra nhiệm vụ: “Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng LLCT trong thời kỳ mới. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng về LLCT (bao gồm cả Đề án 165) là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hoặc cán bộ trong quy hoạch. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành cần được đào tạo LLCT theo tiêu chuẩn chức danh và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới theo quy định. Tổ chức thành nề nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên... ” [22, tr. 15].
Từ những nhận định và yêu cầu trên cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là khi tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.