8. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã trình bày ở trên, qua hơn 20 năm hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:
- Khâu xây dựng kế hoạch ĐTBD chưa khoa học, chưa sát với yêu cầu thực tế của cơ sở, chưa đảm bảo tính quy hoạch trong ĐTBD, còn bị động nên khi tổ chức thực hiện phải điều chỉnh, làm cho quản lý hoạt động bồi dưỡng
81 có những khó khăn nhất định.
- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập: chương trình ĐTBD chưa thành hệ thống, còn nặng về lý thuyết và chưa gắn với thực tiễn của địa phương. Nội dung ĐTBD trong những năm qua mặc dù đã có sự đổi mới, chỉnh lý, bổ sung nhưng vẫn có sự trùng lắp ở các chuyên đề trong cùng một chương trình, một số tài liệu viết còn chung chung, lý luận dài dòng, ít minh họa thực tiễn và chưa phù hợp với đối tượng HV. Do đó phần nào đã hạn chế đến kết quả và hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc đánh giá khóa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV còn mang tính hình thức, chưa thực chất. Công tác tổng kết thực tiễn chưa được thực hiện.
- Các hình thức và phương thức ĐTBD ít được cải tiến, chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ và cập nhật kiến thức quản lý kinh tế còn quá ít về thời lượng.
- Về phát triển đội ngũ GV chuyên trách và GV kiêm chức còn hạn chế:
+ Chưa xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV.
+ Chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới PPDH và áp dụng các PPDH phù hợp với người lớn tuổi. Phương pháp giảng dạy của GV vẫn nặng về thuyết trình, phương pháp trao đổi thông tin hai chiều như thảo luận, tranh luận, giải quyết tình huống còn ít được áp dụng. Vì vậy không những làm giảm chất lượng, hiệu quả của các khóa ĐTBD mà còn làm người học cảm thấy nhàm chán.
- Về chế độ chính sách cũng còn nhiều bất cập:
Chế độ hỗ trợ HV được thực hiện theo Thông tư 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định số: 2636/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định vẫn còn thấp so với thực tế. Mức hỗ trợ đối với HV không hưởng lương
82
từ ngân sách nhà nước là không quá 50.000đồng/ngày/HV. Mức hỗ trợ này so với điều kiện hiện nay là quá thấp, đặc biệt là các HV ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, xa trung tâm thị trấn huyện, đường đi lại rất khó khăn.
Chưa có cơ chế học tập bắt buộc đối với HV khi tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng. Vì vậy có một số HV chưa thực sự nghiêm túc, chưa đặt nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng ngang tầm với các nhiệm vụ chuyên môn khác nên thiếu sự quan tâm, cộng tác và tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng.
Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học của Trung tâm còn thiếu thốn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Những tồn tại trên đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm.
2.5.3.Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của những ưu điểm là do nhận thức đúng đắn của đại đa số cấp ủy và chính quyền các cấp, các địa phương, đơn vị và toàn thể cán bộ, nhân viên, GV và HV của Trung tâm về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục LLCT. Từ đó có sự quan tâm đầu tư về kinh phí, nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
Nguyên nhân khách quan của những tồn tại hạn chế là một bộ phận cấp ủy và chính quyền cơ sở, lãnh đạo các đơn vị còn xem nhẹ công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy học ở Trung tâm còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai nhiệm vụ dạy học. Nguyên nhân chủ quan là do năng lực quản lý và tác nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên, GV của Trung tâm còn hạn chế, thiếu thốn về cơ sở vật chất, chưa thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới PPDH.
83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ những cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT trong hơn 20 năm qua tại Trung tâm BDCT huyện An Lão, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. Nội dung của các biện pháp được thể hiện trong chương tiếp theo của luận văn.
84
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH