8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
tạo, bồi dưỡng hàng năm
Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng hàng năm có tác động và quyết định lớn nhất đến chất lượng của các lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Với cách nhìn nhận khác nhau về xây dựng kế hoạch, tùy theo góc độ tiếp cận, song chúng ta có thể hiểu rằng xây dựng kế hoạch là một quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu, phân bổ các nguồn lực, thời gian và các phương án thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cho một hoạt động của tổ chức.
Nhận thức được điều đó, lãnh đạo Trung tâm BDCT huyện xác định phải phối hợp với Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Huyện ủy để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT hàng năm trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Kế hoạch hóa càng khoa học, cụ thể thì việc điều hành càng nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT phải gắn liền với công tác phát triển, quy hoạch cán bộ ở cơ sở. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT là nhằm nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các đơn vị cơ sở và của cả huyện trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chức năng của Ban Tổ chức Huyện ủy căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
55
đảng viên ở cơ sở. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt Trung tâm BDCT xây dựng kế hoạch mở lớp và triển khai thực hiện
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo Quyết định số 1245/QĐ-UBND, ngày 29/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm có chức năng định hướng về mục tiêu, tiến độ và nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
2.3.1.1. Các căn cứ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Mục đích của kế hoạch là nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức, nên khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức:
+ Căn cứ vào sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở hàng năm.
+ Căn cứ vào các văn bản pháp quy của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT và của Bộ Tài chính có liên quan đến nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm BDCT huyện
+ Căn cứ vào chỉ tiêu bồi dưỡng của Huyện giao trong năm
+ Căn cứ vào nhu cầu của các ban, ngành, đoàn thể về bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở trực thuộc;
+ Căn cứ nguồn kinh phí được UBND huyện cấp hàng năm;
+ Căn cứ đội ngũ GV chuyên trách, GV kiêm chức và cơ sở vật chất hiện có của Trung tâm.
Sau khi tập hợp và cân đối dựa trên các căn cứ cụ thể, Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm BDCT huyện lập kế hoạch năm trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Sau khi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt giao cho
56 Trung tâm BDCT huyện triển khai thực hiện.
2.3.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt, Trung tâm xây dựng kế hoạch mở lớp, đồng thời tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch mở lớp như mời GV, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu học tập cho HV…
- Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch tại Trung tâm, chúng tôi nhận thấy bộc lộ một số tồn tại trong khâu lập kế hoạch, thể hiện:
+ Thiếu căn cứ trong việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với công tác phát triển, quy hoạch cán bộ ở cơ sở, có lúc chưa đúng đối tượng nên chưa thực sự gắn việc bồi dưỡng với sử dụng;
+ Việc phê duyệt kế hoạch có năm còn rất chậm. - Nguyên nhân của tình trạng này là do:
+ Các đơn vị cơ sở chưa xác định cụ thể nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên đơn vị mình. Việc rà soát cử đối tượng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường dựa trên yếu tố mang tính chủ quan, chưa khảo sát thực tế dẫn tới việc chọn cử đối tượng có khi không phù hợp với thực tế. Ví như, có đồng chí đã được cử đi tham gia một khóa đào tạo Sơ cấp LLCT trước đó và được Trung tâm cấp bằng tốt nghiệp nhưng đến khóa sau lại có tên trong danh sách.
+ Trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển cán bộ, đảng viên, các đơn vị cơ sở chưa phân tích, thống kê để xác định được cán bộ, đảng viên cần đào tạo, bồi dưỡng gì và vào thời gian nào. Do vậy, có sự chồng chéo về thời gian nên đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng không tham gia đầy đủ hoặc phải bỏ lớp học.
57
hiện kế hoạch, đó là hàng năm việc phê duyệt cấp kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho Trung tâm thường rất chậm, phải đến khoảng tháng 3 của năm thì mới được cấp kinh phí. Vì thế, việc mở lớp không như kế hoạch đã xây dựng, có những lúc Trung tâm phải mở dồn dập các lớp nên gây khó khăn cho việc bố trí phòng học và phân công GV lên lớp. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả của các lớp đào tạo bồi dưỡng chưa cao.
+ Một khó khăn khác của Trung tâm trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch là đội ngũ GV chuyên trách còn thiếu, nhất là GV có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế, có kỹ năng sư phạm để giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Mặc dù Trung tâm có đội ngũ GV kiêm chức nhưng không ổn định vì có đồng chí thuyên chuyển công tác hoặc đi học nâng cao nên Trung tâm rất khó khăn trong việc bố trí lịch lên lớp và kiểm soát được nội dung bài giảng.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT của Trung tâm cũng chỉ mang tính tương đối, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải điều chỉnh thường xuyên, đôi lúc làm cho Trung tâm bị động trong hoạt động.